Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/23495
Nhan đề: Khảo sát xây dựng bản đồ quan trắc mặn và xác định các điểm xâm nhập mặn khu vực lân cận vùng đệm VQG U Minh Hạ, Cà Mau.
Tác giả: Lê, Văn Dũ
Bùi, Hữu An
Nguyễn, Tuấn Vũ
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: thá-2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài này thực hiện tại huyện U Minh và Trần Văn Thời. Mục tiêu của đề tài là xác định các hướng, nguồn cấp nước mặn đến khu vực nghiên cứu, đo đạc độ mặn và ứng dụng phương pháp nội suy Kriging và GIS xây dựng bản đồ hiện trạng mặn, đồng thời đề xuất vị trí các điểm quan trắc mặn cần thiết, theo dõi diễn biến mặn và đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Trên cở sở số liệu quan trắc mặn tại 136 điểm trên địa bàn từ tháng 03 – 05 năm 2018 và 2019, cùng với số liệu từ các nhà quản lý về tài nguyên nước xác định hướng và nguồn cấp nước mặn chủ yếu tại khu vực nghiên cứu là từ sông Cái Tàu, sông Trẹm và hướng từ biển Tây. Kết quả ứng dụng phương pháp nội suy Kriging đã loại trừ được 116 điểm quan trắc không cần thiết, đồng thời đề xuất 20 điểm quan trắc thiết yếu với độ tin cậy R2 đạt 0,89, đảm bảo theo dõi được diễn biến mặn để khai thác các mô hình canh tác nông nghiệp mặn ngọt phù hợp ở khu vực Xem xét chuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, thường xuyên bị ảnh hưởng độ mặn, sang nuôi trồng thủy sản. Hoàn thiện, nâng cấp, cải tạo hệ thống đê biển và cống kiểm soát mặn khép kín ở từng khu vực canh tác ổn định.
Mô tả: 106 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/23495
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.65 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.155.163


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.