Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24242
Nhan đề: | Quan niệm của một số trí thức nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX về văn minh phương tây |
Tác giả: | Phan, Thị Thu Hằng |
Từ khoá: | Trí thức nho học Văn minh phương Tây Công giáo Bình Tây Sát Tả Chủ nghĩa thực dân |
Năm xuất bản: | 2018 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Triết học;Số 6 .- Tr.51-59 |
Tóm tắt: | Nửa cuối thế kỷ XIX, văn minh phương Tây được du nhập vào xã hội Việt Nam chủ yếu thông qua ba con đường. Thứ nhất, qua sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các nước phương Tây và triều đình phong kiến. Thứ hai, thông qua sự truyền bá Công giáo của các giáo sĩ thừa sai tại Việt Nam. Thứ ba, văn minh phương Tây được du nhập vào xã hội Việt Nam sau thất bại của phong trào cần vương của các sĩ phu yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Sự đụng độ giữa hai nền văn minh phương Tây và văn minh phương Đông trong lòng xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã khiến cho những cá nhân sống trong thời đại đó, đặc biệt là các nhà nho phải đứng trước những lựa chọn phức tạp. Thái độ của giới trí thức Nho học nửa cuối thế kỷ XIX được phân chia làm hai khuynh hướng cơ bản: Thứ nhất, phê phán, từ chối tiếp nhận nền văn minh phương Tây; thứ hai, thừa nhận sự tiến bộ của văn minh phương Tây và đề nghị áp dụng để cải cách đất nước. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu phân tích từng khuynh hướng tư tưởng để làm rõ quan niệm của giới trí thức Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX khi đối diện với nền văn minh phương Tây. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24242 |
ISSN: | 0866-7632 |
Bộ sưu tập: | Triết học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 6.23 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.118.126.51 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.