Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/27096
Title: Lịch Đoi của người Mường
Authors: Nguyễn, Duy Thiệu
Bùi, Văn Trinh
Keywords: Người Mường
Mol
Lịch Đoi
Issue Date: 2020
Series/Report no.: Tạp chí Dân tộc học;Số 03 .- Tr.83-90
Abstract: Dân tộc Mường sống tập trung nhất ở Hòa Bình, Thanh Hóa với lối sống/văn hóa truyền thống đã được dân gian cô đúc: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. “Ngày lui, tháng tới” là nói theo cách tính lịch Mường cổ truyền, gọi là lịch Đoi vì được lập dựa vào sự vận động tương thích giữa sao Đoi và mặt trăng. Lịch này có 360 ngày, 12 tháng, 3 tuần và mỗi ngày có 8 canh giờ. Ngày khởi đầu năm của lịch Đoi tương đương với mồng 2, còn tháng khởi đầu trùng với tháng 3 trong lịch âm (ngày lui, tháng tới là vì vậy). Lịch Đoi định ra một bộ 8 khái niệm: Cân Troong, Khóa Ngàng, Kim Troong, Khóa Rỏ, Kim Xa, Xướm Xa, Xướm Troong, mà mỗi khái niệm có ý nghĩa tốt, xấu, may, rủi… khác nhau để xác định và xem tháng, ngày, giờ cụ thể. Các tri thức về lịch pháp được thể hiện trên bộ lịch gồm 12 thẻ tre, trên mỗi thẻ (1 tháng) có khắc 30 nét ngang, xiên hoặc để ký tự khoảng trống, mỗi ký tự có ý nghĩa khác nhau. Từ trước 1957, lịch này được dùng để xác định tiết thứ phục vụ sản xuất, gieo trồng và tính ngày, giờ tốt, xấu, may, xui… cho làm nhà, xuất hành, cưới hỏi,…
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/27096
Appears in Collections:Dân tộc học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.37 MBAdobe PDF
Your IP: 3.138.134.77


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.