Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28380
Nhan đề: Giải trình tự hệ gen ty thể và phân tích mối quan hệ phát sinh chủng loại của ba giống lợn bản địa ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Nghiêm, Ngọc Minh
Võ, Thị Bích Thủy
Từ khoá: Sus serofa
Bộ gen ty thể
Phát sinh chủng loại
Tiến hóa phân tử
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Công nghệ Sinh học;Số 17(01) .- Tr.49-57
Tóm tắt: Lợn Mường Lay, Hương và Hạ Lang là 3 giống lợn bản địa thuộc khu vực miền núi phía bắc Việt Nam (sau đây được gọi là giống lợn MNPB) đang cần được bảo tồn nguồn gen. Lần đầu tiên, hệ gen ty thể hoàn chỉnh của 3 giống lợn được giải trình tự và đăng ký mã số trên GenBank (NCBI), đồng thời cấu trúc và tổ chức hệ gen ty thể cũng được phân tích. Xây dựng này phát sinh chủng loại của 3 giống lợn MNPB với các giống lợn thuộc nhóm Châu Âu và Châu Á. Cho thấy một mối quan hộ gần gũi về nguồn gốc giữa lợn Hạ Lang và Hương với giống lợn Lantang ở Miền nam Trung Quốc: lợn Mường Lay với lợn Bamei ở lưu vực sông Hoàng Hà Trung Quốc, và tất cả 3 giống lợn bản địa này đều thuộc nhóm khác với các giống lợn Châu Âu. Thời gian phân ly của các giống lợn bản địa miền núi phía bắc so với các nhóm Châu Á và Châu Âu xấp xỉ lần lượt là 23.000 năm và 58.000 năm trước. Giải trình tự toàn bộ hệ gen ty thể và xây dựng cây phát sinh chủng loại của 3 giống lợn bản địa ở miền núi phía bắc đóng góp quan trọng vào dự án bảo tồn di truyền nguồn gen động vật bản địa của Việt Nam.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28380
ISSN: 1811-4989
Bộ sưu tập: Công nghệ sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.34 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.12.29


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.