Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28694
Title: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan (Rana rugulosa) bằng các loại hormon khác nhau tại Hòa An - Phụng Hiệp - Hậu Giang
Authors: Lê, Thị Phương Mai
Nguyễn, Anh Đầy
Keywords: Nuôi Trồng Thủy Sản
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của các hormon sử dụng trong sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan (Rana rugulosa) tại Hòa An – Phụng Hiệp - Hậu Giang. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 – 4/2020. Thí nghiệm sinh sản ếch Thái bằng các loại hormone khác nhau gồm có 3 nghiệm thức (NT) với 3 lần lặp lại. NT 1 sử dụng HCG với liều 3.000 UI/kg ếch cái; NT2 sử dụng LRH – a + DOM với liều 120 µg/kg LRH–a + 20mg DOM/kg ếch cái; NT3 sử dụng não thùy với liều 8 mg/kg ếch cái. Ếch đực ở tất cả các NT được tiêm với liều bằng 1/3 liều tiêm ếch cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh sản đạt 100% ở tất cả các NT. Tuy nhiên sức sinh sản thực tế ở NT2 là 11.140 trứng/kg ếch cái cao hơn có ý nghĩa thống kê so với NT1 (7.209 trứng/kg ếch cái) và NT3 (4.879 trứng/kg ếch cái) (p<0,05). Tỷ lệ thụ tinh cao nhất là NT3 (95,51%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với 2 NT còn lại. Tỷ lệ nở giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), cao nhất là NT3 (82,24%), NT1 (76,62%) và thấp nhất là NT2 (64,29%). Tỷ lệ dị hình thấp nhất ở NT3 (3,24%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT1 (4,54%) nhưng có ý nghĩa thống kê so với NT2 (6,94%). Như vậy sử dụng não thùy cho sinh sản ếch Thái có kết quả về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở cao và tỷ lệ dị hình thấp hơn so với sử dụng HCG và LRH – a + DOM. Thí nghiệm 2 ương giống ếch Thái từ giai đoạn nòng nọc lên giai đoạn ếch giống gồm có 3 NT, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Trong quá trình ương, nòng nọc được sử dụng từ thí nghiệm 1 với NT1 (HCG); NT2 (LRH – a + DOM); NT3 (não thùy). Kết quả sau 35 ngày ương, NT3 nòng nọc từ ếch bố mẹ được sử dụng não thùy cho tăng trọng và tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với với NT1 và NT2, tốc độ biến thái của nòng nọc ở NT3 tốt nhất qua các đợt thu mẫu, trong khi đó hệ số phân đàn ở NT3 (38,04) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 NT còn lại.
Description: 16tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28694
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
353.2 kBAdobe PDF
Your IP: 52.15.209.178


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.