Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28715
Nhan đề: Đánh giá hiện trạng kỹ thuật- tài chính và tiêu thụ sản phẩm của mô hình nuôi cá rô đầu vuông(Anabas testudineus) ở tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Lê, Thị Phương Mai
Nguyễn, Tấn Thạnh
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật - tài chính và tiêu thụ sản phẩm của mô hình nuôi cá rô đầu vuông cũng như những khó khăn còn tồn tại nhằm góp phần đề ra giải pháp khắc phục và phương hướng phát triển trong thời gian tới. Nghiên cứu được thực hiện tại Tỉnh Hậu Giang từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020 thông qua việc khảo sát 50 hộ nuôi cá rô đầu vuông. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang hiện nay có độ tuổi trung bình là 44,6±9 tuổi, với kinh nghiệm cao nhất lên đến 9 năm. Diện tích ao nuôi trung bình của nông hộ là 2,0±0,56 1000m2, độ sâu ao nuôi trung bình là 2,33±0,24 với mật độ nuôi là 75,16±24,64 con/m2 thì năng suất trung bình đạt 11,24±5,02 tấn/ha/vụ sau khoảng 168 ±27 ngày nuôi. Với giá bán bình quân là 25,96±1,38 ngàn đồng/kg thì tổng thu nhập của nông hộ đạt được lên đến 2.931±1.346 triệu đồng/ha/vụ. Tổng chi phí của mô hình là 277,4±128,1 triệu đồng/1000m2/vụ thì lợi nhuận mang lại trung bình là 15,72±22,79 triệu đồng/1000m2/vụ với tỷ suất lợi nhuận là 0,069±0,08 lần. Có 62% số hộ nuôi có lời và 38% số hộ nuôi bị lỗ, trong đó hộ nuôi bị thua lỗ cao nhất lên đến -11,46 triệu đồng/1000m2/vụ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự tiêu thụ cá rô đầu vuông hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái với 100% hộ nuôi phải tự tìm đến thương lái thu mua và bên mua hoàn toàn quyết định về tiêu chuẩn chất lượng cũng như giá mua và thời gian thu mua cá. Các khó khăn chủ yếu của nghề nuôi cá rô đầu vuông hiện nay là đầu ra sản phẩm, thiếu vốn đầu tư, thời tiết biến đổi thất thường kéo theo vấn đề dịch bệnh. Để khắc phục những khó khăn trên một số giải pháp được đề xuất như các nông hộ cần liên kết với nhau thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, sự quan tâm của các sở ban ngành như hỗ trợ vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như mở các lớp tập huấn cải tiến kỹ thuật nuôi để hộ nuôi áp dụng những khoa học kỹ thuật mới vào mô hình nuôi nhằm tăng hiệu quả của mô hình nuôi.
Mô tả: 16tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28715
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
813.89 kBAdobe PDF
Your IP: 18.218.1.38


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.