Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/29317
Title: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM SỢI CỦA CAO PHÂN ĐOẠN LÁ CÂY MUA (Melastoma sp.) TỪ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ CỘT
Authors: Nguyễn, Đức Độ
Nguyễn, Hồng Gấm
Keywords: Công nghệ sinh học
Issue Date: 2019
Abstract: TÓM LƯỢC Vấn đề kháng thuốc và dư lượng thuốc diệt nấm là mối đe dọa đối với sức khỏe con người cần được quan tâm hàng đầu. Chính vì lẽ đó, tìm kiếm các chiết xuất thực vật thay thế hóa chất diệt nấm để kiểm soát mầm bệnh trên cây trồng là điều thiết yếu. Bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch ở nồng độ 50 mg/mL, 100 mg/mL và 200 mg/mL cho thấy các nghiệm thức cao chiết lá cây mua (Melastoma sp.) đều cho hiệu quả ức chế một số dòng nấm sợi được khảo sát với bán kính vòng ức chế dao động từ 0,7 mm đến 5,8 mm. Khi sử dụng dung môi có độ phân cực trung bình như Ethyl acetate và Dichloromethane cho khả năng ức chế tốt nhất đối với các dòng nấm như Colletotrichum sp. (sau 72 giờ khảo sát), Rhizopus sp. (sau 14 giờ khảo sát) và Sclerotium sp. (sau 36 giờ khảo sát). Sau 20 giờ khảo sát, nấm Rhizoctonia sp. bị ức chế nhiều nhất khi sử dụng dung môi có độ phân cực mạnh như Methanol. Bằng phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và diệt nấm tối thiểu (MFC) trên môi trường lỏng đã tìm được giá trị MIC của nghiệm thức PĐ2 (Dichloromethane) đối với dòng nấm Colletotrichum sp. là 5 mg/mL. Nghiệm thức Cao thô (Methanol) cho giá trị MIC đối với hai dòng nấm Rhizopus sp. và Rhizoctonia sp. là 20 mg/mL và 5 mg/mL; giá trị MFC là 80 mg/mL và 35 mg/mL. Qua các thí nghiệm chứng minh rằng nồng độ chiết xuất từ thực vật càng cao thì vùng ức chế nấm càng lớn. Nhìn chung, nghiệm thức PĐ2 (Dichloromethane) và Cao thô cho khả năng ức chế đối với các dòng nấm sợi gây bệnh trên thực vật tốt hơn các phân đoạn còn lại.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/29317
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.11 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.254.202


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.