Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30641
Title: PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY POLYETHYLENE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Authors: Nguyễn, Thị Pha
Đặng, Viết Thịnh
Keywords: Công nghệ sinh học tiên tiến
Issue Date: 2019
Abstract: Nhựa polyethylene là loại nhựa thông dụng với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống. Nhưng sự tích lũy quá nhiều polyethylene trong môi trường sẽ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Do đó việc tìm kiếm một phương pháp an toàn và tiết kiệm để phân hủy polyethylene là thật sự cần thiết. Phân hủy nhựa polyethylene trong tự nhiên cần một thời gian rất dài. Vì vậy, để rút ngắn thời gian phân hủy bằng việc tìm ra các dòng vi sinh vật có khả năng phân hủy polyethylene là mục tiêu đang được nghiên cứu. Đề tài tiến hành phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy PE từ các mẫu túi nhựa đã qua sử dụng tại một số địa điểm ô nhiễm ở thành phố Cần Thơ. Các chủng vi khuẩn sau khi phân lập được khảo sát khả năng phân hủy PE và so sánh khả năng đó trên 2 loại túi nhựa phổ biến HDPE và LDPE sau thời gian 15 và 30 ngày. Thí nghiệm được thực hiện bằng cách chủng 75mg mảnh nhựa chung với vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy có nguồn carbon được cung cấp từ các mảnh nhựa. Kết quả phân lập được 25 dòng vi khuẩn từ các mẫu thu được. Qua kết quả kiểm tra khả năng phân hủy nhựa sau 30 ngày thì có 6 chủng vi khuẩn được ký hiệu CR1, NK1NL5, BT2, NK2NL1, BT1 và BT3 có phần trăm phân hủy PE lần lượt là 20,924%; 16,505%; 15,751%; 13,181%; 13,137% và 11,412% khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Khảo sát khả năng phân hủy 2 loại túi nhựa phổ biến trên thị trường thành phố Cần Thơ là HDPE và LDPE, qua đó cho thấy loại túi nilon HDPE dễ bị phân hủy hơn loại còn lại LDPE. Các nghiệm thức được chủng vi khuẩn tạo được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng không có bổ sung vi khuẩn, trong đó dòng vi khuẩn BT2 có khả năng phân hủy HDPE và LDPE cao nhất với phần trăm trọng lượng mất đi của 2 loại lần lượt là 13,105 và 6,932% (sau 30 ngày). Dòng vi khuẩn BT2 có hoạt tính phân hủy polyethylene ổn định và khả năng phân hủy cao hơn các dòng còn lại nên được tuyển chọn để nhận diện bằng phương pháp định danh truyền thống – sử dụng hệ thống phân loại Bergey. Kết quả định danh truyền thống cho biết dòng BT2 thuộc vào nhóm V trong hệ thống phân loại Bergey, thuộc họ Enterobacteriacea. Từ khóa: Enterobacteriaceae, HDPE, LDPE, Phân hủy sinh học, Polyethylene.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30641
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.12 MBAdobe PDF
Your IP: 3.12.163.23


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.