Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30717
Nhan đề: Đánh giá kết quả cải thiện các triệu chứng thận âm hư và phục hồi vận động trên bệnh nhân đột quỵ sau 3 tháng của phác đồ phối hợp châm cứu cải tiến, vật lý trị liệu, Bổ dương hoàn ngũ thang và Lục vị
Tác giả: Nguyễn, Văn Tùng
Từ khoá: Bổ dương hoàng ngũ thang
Lục vị
Test khéo tay
Châm cứu cải tiến
Vật lý trị liệu
Thang điểm Barthel
Thời gian đi bộ 10m
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam;Số 62(02) .- Tr.14-21
Tóm tắt: Đột quỵ (ĐQ) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất chức năng kéo dài ở người trưởng thành. Nhiều phương pháp của y học cổ truyền (YHCT) đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị phục hồi sau ĐQ như châm cứu cải tiến, dùng Bổ dương hoàn ngũ thang... Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây hầu hết chỉ tập trung điều trị sau ĐQ giai đoạn sớm và chưa chú trọng điều trị hội chứng bệnh theo YHCT. Thận âm hư (TAH) là một trong các hội chứng YHCT thường gặp nhất sau ĐQ và Lục vị là một bài thuốc cổ điển thường được dùng trong điều trị hội chứng này. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu trả lời câu hỏi: nếu sử dụng bài thuốc Lục vị phối hợp với châm cứu cải tiến + vật lý trị liệu + Bổ dương hoàn ngũ thang thì mức độ cải thiện các triệu chứng TAH như thế nào, qua đó có làm tăng hiệu quả phục hồi vận động trên bệnh nhân ĐQ đến trễ sau 3 tháng thuộc hội chứng này hay không? Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2019 trên 152 bệnh nhân liệt 1/2 người sau ĐQ trên 3 tháng có hội chứng TAH, được phân thành hai nhóm: nhóm 1 được điều trị phối hợp châm cứu cải tiến, vật lý trị liệu và Bổ dương hoàn ngũ thang; nhóm 2 được điều trị phối hợp châm cứu cải tiến, vật lý trị liệu, Bổ dương hoàn ngũ thang và Lục vị. Thời gian điều trị là 40 ngày (10 ngày/liệu trình). Kết quả cho thấy, sau điều trị, nhóm điều trị Lục vị phối hợp với châm cứu cải tiến, vật lý trị liệu và Bổ dương hoàn ngũ thang có sự cải thiện các triệu chứng của TAH trong YHCT, ngoài ra còn giúp tăng chỉ số Barthel, tăng số vòng trung bình bỏ được trong 1 phút và giảm thời gian trung bình đi 10 m nhiều hơn so với nhóm không sử dụng Lục vị (p<0,05). Như vậy có thể kết luận: phối hợp Lục vị với châm cứu cải tiến, vật lý trị liệu và Bổ dương hoàn ngũ thang giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng TAH và qua đó làm tăng phục hồi vận động trên bệnh nhân ĐQ đến trễ sau 3 tháng có hội chứng TAH.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30717
ISSN: 1859-4794
Bộ sưu tập: Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.51 MBAdobe PDF
Your IP: 18.119.166.34


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.