Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/32411
Nhan đề: Ảnh hưởng cấp tính của độ mặn tăng lên các chỉ tiêu sinh lý của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bột
Tác giả: Nguyễn, Thanh Phương
Đặng, Chí Hào
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Cá tra bột được nuôi ở hai môi trường là nước ngọt (nhóm cá nước ngọt) và nước mặn (nhóm cá nước mặn) trong 5 ngày đầu, sau đó giảm độ mặn về nước ngọt và nuôi đến giai đoạn giống (30-35 g/con). Cá giống của mỗi nhóm cá được bố trí ở các mức độ mặn khác nhau gồm 0‰, 10‰ và 20‰. Cá được thu mẫu máu ở các ngày D10 (tất cả nghiệm thức đạt độ mặn thiết kế) và D17 (sau 7 ngày đạt độ mặn). Kết quả thí nghiệm ở D10 cho thấy nhóm cá nước mặn có nồng độ glucose thấp hơn so với nhóm cá nước ngọt ở các nghiệm thức có cùng độ mặn (lần lượt là 58±6,9 mg/dL so với 69,3±9,6 mg/dL, 65±6,7 mg/dL so với 72,2±7,1 mg/dL và 63,7±28,4 mg/dL so với 92±22,6 mg/dL ở các nghiệm thức 0, 10 và 20‰) (p<0,05). Nồng độ áp suất thẩm thấu ở nghiệm thức 10‰ của nhóm cá nước mặn cũng thấp hơn nhóm cá nước nước ngọt (p<0,05). Tương tự, tỷ lệ chết ở nghiệm thức 20‰ của nhóm cá nước mặn cũng thấp hơn so với nhóm cá nước ngọt (p<0.05). Ngoài ra, thí nghiệm cho thấy được ảnh hưởng của việc tiếp xúc độ mặn ở giai đoạn bột lên giai đoạn giống như làm giảm tỷ lệ huyết cầu, tăng áp suất thẩm thấu, glucose và ion Cl-, đặc biệt là ở nhóm cá nước ngọt.
Mô tả: 18tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/32411
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
701.97 kBAdobe PDF
Your IP: 52.15.35.129


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.