Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/35374
Nhan đề: Phân tích của Durkheim về mối liên hệ giữa gia đình và tự tử
Tác giả: Hoàng, Văn Dũng
Từ khoá: Durkheim
Gia đình
Hộ tịch
Hội nhập xã hội
Tự tử vị kỷ
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xã hội học;Số 02 .- Tr.83-98
Tóm tắt: Trong tác phẩm Tự tử ra đời năm 1897, Durkheim có tham vọng nghiên cứu tự tử - một hành vì được coi là thầm kín nhất của con người như một sự kiện xã hội. Ông đã chỉ ra hai nguyên nhân xã hội là hội nhập và điều tiết gây ra sự tự tử, đồng thời xây dựng bốn loại hình tự tử: vị kỷ, vị tha, phi chuẩn và định mệnh. Thông qua một nghiên cứu độc đáo khoảng 25.000 hồ sơ các vụ tự tử trong ba năm (1889-1891) được lưu trữ ở Bộ Tư Pháp nhưng chưa được công bố trong các báo cáo thường niên, ông chỉ ra sự thiếu hội nhập của cá nhân vào gia đình gây ra kiểu tự tử vị kỷ. Xem xét mối liên hệ này dưới khía cạnh kép là hôn nhân và con cái với tỷ lệ tự tử, ông rút ra kết luận rằng gia đình bảo vệ các thành viên chống lại sự tự tử. Người có vợ/chồng hưởng hệ số bảo toàn khỏi sự tự tử cao hơn người góa và người độc thân; bản thân hôn nhân đóng một vai trò nhất định nhưng sự có mặt của con cái mới là nhân tố quyết định, những người có gia đình con cái có hệ số bảo toàn chống lại sự tự tử cao và hệ số này càng cao hơn khi số con cái gia tăng; nói cách khác, mật độ gia đình càng cao thì sự miễn dịch với tự tử của các cá nhân càng lớn.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/35374
ISSN: 2615-9163
Bộ sưu tập: Xã hội học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.78 MBAdobe PDF
Your IP: 3.138.114.113


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.