Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/3663
Nhan đề: Khảo sát các chỉ tiêu huyết học, sinh hóa và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) phân bố ở hạ lưu sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn, Trọng Hồng Phúc
Nguyễn, Thảo Trân
Từ khoá: Sư phạm Sinh
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu “Khảo sát chỉ tiêu huyết học, sinh hóa và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) phân bố ở hạ lưu sông Cửu Long” được bố trí tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trong 6 tháng (kể cả mùa nắng và mùa mưa). Nghiên cứu sử dụng cá tra giống có khối lượng 8 – 10 g/con cho thí nghiệm để xác định khả năng tăng trưởng về trọng lượng, chiều dài, tỉ lệ sống, tốc độ tăng trọng tương đối, tăng trưởng ngày, FCR và các chỉ tiêu huyết học, sinh hóa với các điều kiện môi trường tương đương với nước ngọt, nước lợ nhẹ và nước lợ vừa; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần tương đương 9 ao nuôi. Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 120 ngày nuôi, trong đó cá được thu mẫu máu và tăng trưởng sau mỗi 30 ngày. Số cá chết và khối lượng thức ăn cá sử dụng được ghi nhận mỗi ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở điều kiện lợ vừa, cá tra bị stress, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của cá, làm cá chậm lớn hơn các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Ở các điều kiện còn lại cá tăng trưởng tốt và ít tiêu tốn thức ăn hơn. Cá tăng trưởng tốt nhất ở điều kiện lợ nhẹ với tăng trọng trong 120 ngày nuôi là 143,487±2,693 g, tăng dài 12,297±0,232 cm (p< 0,05). Hệ số tiêu tốn thức ăn ở nghiệm thức lợ vừa cao hơn các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Hàm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu của cá nuôi ở nghiệm thức lợ vừa đạt giá trị cao nhất, tương ứng 7,107±0,459 g/dL và 2.789.333±76.787 hồng cầu /mm3 máu (p<0,05). Hàm lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức có độ mặn 0‰ là 123,333±5,686 mg/dL và thấp hơn ở các nghiệm thức khác (p<0,05). Bên cạnh đó, cá nuôi ở các độ mặn khác nhau cho tỉ lệ sống như nhau dao động khoảng 77, 5 –95, 3%. Như vậy, độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và sinh lý của cá tra giống. Độ mặn cao cá ăn nhiều, tăng trưởng chậm; độ mặn nhẹ cá ăn nhiều tang trưởng nhanh; độ mặn 0 ‰ cá tăng trưởng khá nhanh. Bên cạnh đó, độ mặn càng cao càng làm thay đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa của cá. Vì vậy, trong điều kiện ngọt và lợ nhẹ thì nuôi cá tra mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô tả: 84 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/3663
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.16 MBAdobe PDF
Your IP: 3.128.31.184


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.