Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38255
Nhan đề: Phân tích, lựa chọn góc nghiêng hợp lý so với phương ngang của neo ứng suất trước trong các sườn dốc đất
Tác giả: Nguyễn, Ngọc Bích
Nguyễn, Viết Minh
Từ khoá: Sườn dốc đất
Neo đất ứng suất trước
Góc nghiêng
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xây dựng Việt Nam;Số 604 .- Tr.129-133
Tóm tắt: Neo đất ứng suất trước (UST- Ground Anchor) [l; 2; 3] vừa có tác dụng chống lại lực cắt trên bề mặt trượt tiềm ẩn vừa tăng ứng suất pháp trên bề mặt trượt tiếm ẩn đó. Cả hai tác động này làm tăng thêm ổn định sườn dốc. Ngoài ra, neo UST còn có tác dụng nén đất, và hạn chế các quá trình làm mềm hóa dẫn đến làm yếu đất theo thời gian. Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả của neo đất UST trong các sườn dốc đất, trong đó phải kể đến tính hợp lý của góc nghiêng so với phương ngang của neo. Bài báo đã nghiên cứu và đề xuất góc nghiêng hợp lý cho trường hợp sườn dốc đồng nhất và không đồng nhất. Đối với các sườn dốc đất đồng nhất có C # 0 và <p 0, góc nghiêng hợp lý so với phương ngang của các neo UST trong các sườn dốc cao H = 6 m đến H = 15 m, dao động trong khoảng, 0 = 10° ~ 25°, mà không phụ thuộc vào góc nghiêng của sườn dốc, p. Ngoại trừ hai trường hợp sườn dốc cao l0m và 15m có góc dốc 60° là không đạt, cần thay đổi các tham số của neo đất UST mới có thế đáp ứng được yêu cầu ổn định sườn dốc. Đối với sườn dốc đất không đồng nhất có C # 0 (ví dụ vùng Sơn Động, Bắc Giang), độ cao, H > 15 m, góc dốc B = 45°thì góc nghiêng hợp lý so với phương ngang của neo UST, dao động trong khoảng, 0 = 0°- 25°.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38255
ISSN: 0866-8762
Bộ sưu tập: Xây dựng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.11 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.100.130


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.