Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38794
Nhan đề: CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam
Tác giả: Nguyễn, Văn Hảo
Mai, Ngọc Ánh
Võ, Thị Mỹ Duyên
Từ khoá: CPTPP
TPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán;Số 6 .- Tr.70-76
Tóm tắt: Với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, CPTPP sẽ tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, khi CPTPP có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ được phân bổ đồng đều hơn tại các khu vực trên toàn cầu. CPTPP sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường của các nước thành viên CPTPP. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép, nông sản, gỗ,... sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi vào các thị trường mà Việt Nam chưa có FTA như Canada, Mexico và Peru. CPTPP cũng như bất cứ FTA hoặc FTAs nào, đều mang lại cả cơ hội và thách thức. Bên cạnh mức độ tăng trưởng xuầt khẩu thì sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP là rất lớn. Việc đưa thuế nhập khẩu về 0% dưới tác động cùa CPTPP hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng, kéo theo sức ép cạnh tranh gia tăng. Trên cơ sở khái quát về Hiệp định CPTPP, bài viết phân tích, đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2017, phân tích cơ hội, thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam khi tham gia CPTPP, đề xuất một số giải pháp.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38794
ISSN: 1859-4093
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Tài chính Kế toán

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.53 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.152.168


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.