Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38905
Nhan đề: Ứng dụng kỹ thuật tuần hoàn nước trong ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột lên giống
Tác giả: Phạm, Thanh Liêm
Nguyễn, Duy Thiệu
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả việc ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước trong thí nghiệm ương cá tra (Pangasianodon hypohthalmus) từ giai đoạn bột lên giống. Thí nghiệm được thực hiện với 2 mô hình gồm (1) ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước trên hệ thống bể ương trong nhà và (2) kỹ thuật ương thông thường trên hệ thống bể ngoài trời. Mỗi mô hình được thiết kế với 4 bể ương có thể tích 4 m3 được thả cá tra bột 1 ngày tuổi ở mật độ 5 con/L. Trong 10 ngày đầu của chu kỳ ương, cá bột được cho ăn hỗn hợp phiêu sinh động vật với thành phần chủ yếu là luân trùng và Moina với mật độ con mồi là 7-10 ind./mL. Từ ngày thứ 10 trở đi, cá được chuyển sang thức ăn công nghiệp chứa 40% protein. Trong mô hình 1, hệ thống lọc tuần hoàn được vận hành từ ngày thứ 10, khi cá được tập ăn thức ăn công nghiệp, trong khi việc thay nước ở mô hình 2 bắt đầu thực hiện cùng thời điểm với tỉ lệ thay nước hàng ngày từ 5-20% thể tích. Sau 28 ngày ương, kết quả cho thấy ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước làm gia tăng có ý nghĩa tỉ lệ sống và sản lượng cá hương, trên 50% và 1,4 kg/m3 (2.746 con) khi so sánh với 36% và 0,9 kg/m3 (1.830 con) trong mô hình đối chứng.
Mô tả: 12tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38905
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
459.9 kBAdobe PDF
Your IP: 3.147.13.83


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.