Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/39276
Nhan đề: Ảnh hưởng của tro bay đến tính lưu biến và co ngót của bê tông tự lèn sử dụng bơm cho công trình siêu cao tầng
Tác giả: Cù, Thị Hông Yến
Trần, Văn Miền
Hồ, Hữu Chỉnh
Cù, Khắc Trúc
Cao, Nguyên Thi
Nguyễn, Hoàng Phúc
Châu, Ngọc Vinh
Từ khoá: Bê tông tự lèn
Tính lưu biến
Tính co ngót
Tro bay
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xây dựng Việt Nam;Số 628 .- Tr.91-95
Tóm tắt: Bê tông tự lèn (BTTL) được sử dụng trong thi công các công trình siêu cao tầng, nhờ tính chảy cao và khả năng kháng phân tầng tốt. Để đảm bảo tính chảy và đồng nhất, trong thành phần của hỗn hợp BTTL, hàm lượng bột mịn chiếm đa số nên BTTL dễ bị co ngót. Tro bay được sử dụng để thay thế một phần xi măng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, giảm chi phí, cải thiện độ chảy và giảm độ co ngót của BTTL. Trong bài báo này, đặc tính lưu biến của BTTL được xác định trực tiếp thông qua ứng suất chảy và độ nhớt dẻo. Hàm lượng xi măng poóc lăng thông thường (OPC) được thay thế bằng tro bay loại F từ 15 đến 35% khối lượng và tỷ lệ nước/chất kết dính (N/B) là từ 0.33 đến 0.37. Cường độ chịu nén của bê tông được đánh giá ở thời điểm 28 ngày. Độ co ngót của BTTL được xác định bằng thí nghiệm vòng co ngót theo tiêu chuẩn ASTM 0581. Dựa trên kết quả thí nghiệm, hàm lượng tro bay tối ưu được đề xuất là 25% để đảm bảo độ chảy, độ đồng nhất và độ co ngót nhỏ nhất cho BTTL.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/39276
ISSN: 0866-8762
Bộ sưu tập: Xây dựng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.77 MBAdobe PDF
Your IP: 3.149.249.84


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.