Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/3930
Nhan đề: Phân tích tổng hợp : Mối tương quan giữa tính chất Methyl hóa vượt mức vùng Promoter Gen GSTP1 (Glutathione S-tranferase P1) với bệnh ung thư vú
Tác giả: Trương, Kim Phượng
Phạm, Hoàng Năng
Lao, Đức Thuận
Lê, Huyên Ái Thúy
Từ khoá: Methyl hóa
Phân tích tổng hợp
Ung thư vú
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh;Số 59 .- Tr.21-44
Tóm tắt: Mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Dù vậy, tính tương quan giữa tính chất epigenetic này của gen với bệnh ung thu vú không thống nhất qua từng công bố. Do đó chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp này nhằm xác nhận có hay không mối tương quan giữa chất methyl hoá vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú. Phân tích 19 nghiên cứu (ca- chứng) về tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter của gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú (1910 ca bệnh ung thư, 671 người lành) cho thấy tính chất methyl hoá vùng promoter gen GSTP1 làm tăng nguy cơ ung thư vú (OR=10,497; 95%CI=4,42-24,94; P<0,0001; Mô hình phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên). Mối tương quan tính trên chỉ số nguy cơ OR tăng khi chọn lọc lại 12 nghiên cứu (1247 ca bệnh ung thư, 369 người lành), OR = 13,642 (95%CI= 8,23 - 22,60; P < 0,001; Mô hình phân tích ảnh hưởng bất biến). Khi tách các phân hạng, chỉ số tương quan tăng: tính chất methyl hóa vượt mức này nên được xác định Methylight và QMSP, so với Bisulfite methylation specific PCR. Methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 xuất hiện cao ở các chủng tộc ở châu Âu, Phi so với châu Á. Ngoài ra, tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 cũng là tính đặc trưng của bệnh nhân ung thư vú có phân độ mô học cao, giai đoạn bệnh muộn, kích thước khối u lớn, có sự xuất hiện hạch bạch huyết và Her2. Sự methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 cũng chính là nguyên nhân làm giảm hàm lượng và chức năng protein GSTP1.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/3930
ISSN: 1859-3453
Bộ sưu tập: Khoa học Trường ĐH Mở Tp.HCM (Journal of Science HCM Open University)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_1.24 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.135.193.125


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.