Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/39824
Title: | Dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng hành vi tự sát của sinh viên Đại học Y Hà Nội và các yếu tố liên quan năm học 2018 – 2019 |
Authors: | Bùi, Mai Thi Lê, Đại Minh Nguyễn, Tiến Đạt Đặng, Thị Diễm Quỳnh Nguyễn, Thị Thu Trang Phạm, Thanh Tùng Kim, Bảo Giang |
Keywords: | Sinh viên y Trầm cảm Tự sát Yếu tố liên quan |
Issue Date: | 2020 |
Series/Report no.: | Tạp chí Nghiên cứu Y học;Tập 128, Số 04 .- Tr.162-173 |
Abstract: | Đặt vấn đề: rối loạn trầm cảm là một trong những vấn đề sức khoẻ gây ra gánh nặng bệnh tật đáng chú ý trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là sinh viên khối ngành sức khỏe. Mục tiêu: xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát và các yếu tố liên quan trên sinh viên năm đầu và năm cuối của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 - 2019. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 1723 sinh viên sử dụng bộ câu hỏi Patient Health Questionaire 9. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở sinh viên là 17,4% (95% CI: 15,6% - 19,4%) tỷ lệ có ý tưởng hành vi tự sát là 26,2% (95% CI: 24,12% - 28,48%). Khả năng có dấu hiệu trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm sinh viên có gánh nặng tài chính (PR = 2,07; 95% CI: 1,53 - 2,81), nhóm có nhiều hơn ba anh chị em trong gia đình (PR = 1,78; 95% CI: 1,08 - 2,93), bản thân có tiền sử bệnh mạn tính (PR = 1,44; 95% CI: 1,09 - 1,89). Khả năng có ý tưởng hành vi tự sát cao hơn ở nữ giới (PR = 0,69; 95% CI: 0,55 - 0,84), nhóm có gánh nặng tài chính (PR = 1,39; 95 % CI: 1,09 - 1,78), bản thân có tiền sử bệnh mạn tính (PR = 1,70; 95% CI: 1,39 - 2,09). Kết luận: tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở sinh viên cho thấy nhu cầu rõ ràng cần cải thiện môi trường và hệ thống hỗ trợ tâm lý cho sinh viên tại cơ sở đào tạo. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/39824 |
ISSN: | 2354-080X |
Appears in Collections: | Nghiên cứu y học (Journal of Medical Research) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 3.06 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.226.88.18 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.