Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4146
Nhan đề: Ảnh hưởng độ mặn lên đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tác giả: Bùi, Thị Bích Hằng
Huỳnh, Thị Kim Thoa
Từ khoá: Bệnh học thủy sản
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của độ mặn lên đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống tuần hoàn, hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (đối chứng 0o/oo, 5o/oo, 10o/oo , 15o/oo và 20o/oo) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Thu mẫu được tiến hành vào ngày 20 sau khi nâng độ mặn và ngày thứ 23 (sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Edwersiella ictaluri 3 ngày), 3 cá/bể được thu để phân tích miễn dịch. Các chỉ tiêu miễn dịch bao gồm mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau 20 ngày nâng độ mặn, các chỉ tiêu huyết học bao gồm tổng hồng cầu, bạch cầu và lympho ở các độ mặn 5, 10, 15 và 20o/oo giảm thấp hơn so với nghiệm thức 0o/oo. Trong đó, mật độ của tế bào trung tính, đơn nhân và hoạt tính lysozyme tương ứng với các độ mặn 20, 15 và 10o/oo tăng cao hơn so với nghiệm thức 0o/oo; mật độ tế bào tiểu cầu ở nghiệm thức 5o/oo (164,02 x 103 tb/mm3) cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức 15o/oo (108,01 x 103 tb/mm3), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 3 ngày cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri, các chỉ tiêu huyết học tổng bạch cầu, tiểu cầu ở độ mặn 20o/oo giảm thấp hơn so với nghiệm thức 0o/oo. Trong đó, hoạt tính lysozyme ở nghiệm thức 10, 15o/oo (797,17, 673,5 U/ml) tăng cao hơn so với nghiệm thức 0o/oo (364,17 U/ml) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mặt khác, số lượng tế bào trung tính cao nhất ở 20o/oo (3,74 x 103 tb/mm3), thấp nhất ở 10o/oo (1,15 x 103 tb/mm3); số lượng tế bào lympho ở nghiệm thức 15o/oo tăng cao hơn so với nghiệm thức 0o/oo; số lượng tế bào đơn nhân ở nghiệm thức 20o/oo (23,06 x 103 tb/mm3) tăng gấp 3 lần so với nghiệm thức 0o/oo (7,42 x 103 tb/mm3) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tóm lại, độ mặn làm ảnh hưởng đến một số chức năng miễn dịch ở cá tra, tiếp xúc kéo dài sẽ làm cho cá stress và ảnh hưởng đến khả năng chống chịu bệnh của cá.
Mô tả: 14 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4146
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.12 MBAdobe PDF
Your IP: 3.141.35.185


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.