Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/42607
Nhan đề: | Quan hệ tín thác trong pháp luật của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam |
Tác giả: | Lê, Vũ Nam Lê, Bích Thủy |
Từ khoá: | Pháp luật Quan hệ tín thác Một số quốc gia Việt Nam |
Năm xuất bản: | 2020 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Tòa án Nhân dân;Số 24 .- Tr.42-48 |
Tóm tắt: | Chế định “tín thác” hay “quản lý tài sản ủy thác” (Trust) được xem là một trong những thành tựu nổi bật của pháp luật Anh - Mỹ và được áp dụng phổ biến từ rất lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chế định này được áp dụng rộng rãi, điều chỉnh hiệu quả các mối quan hệ tài sản trong xã hội của các nước áp dụng và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống người dân tại các quốc gia này. Tín thác thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như đầu tư tài chính, giao dịch bảo đảm, quản lý tài sản cá nhân, thừa kế. Việc thành lập quỹ tín thác gia đình để chăm lo lợi ích của các thế hệ sau, hay việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho người khác, để người này quản lý và giúp người chuyển quyền được hưởng lợi tối ưu từ tài sản ngay khi còn sống, cũng được thực hiện khá thường xuyên. Tại Việt Nam, một số quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tài sản có những tính chất tương tự với tín thác như chế định giám hộ, chế định ủy quyền, ngân hàng nhận ủy thác, quy định về cử đại diện nhận tài sản bảo đảm nằm rải rác trong các quy định của pháp luật dân sự, ngân hàng, chứng khoán… Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận quyền khác đối với tài sản, cũng như bước đầu ghi nhận trái quyền nhưng cũng chỉ liệt kê quyền hưởng dụng và quyền đối với bất động sản liền kề trong nhóm này. Việc Bộ luật Dân sự cũng như các văn bản pháp luật khác chưa đề cập hoặc chưa thừa nhận khái niệm “tín thác” khiến nhiều nhu cầu trong thực tế xã hội chưa được đáp ứng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về chế định tín thác hay quản lý tài sản ủy thác trong hệ thống thông luật, điển hình là luật Anh - Mỹ, cũng như trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia khác có đặc điểm pháp lý tương tự Việt Nam và nêu ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/42607 |
ISSN: | 1859-4875 |
Bộ sưu tập: | Tòa án Nhân dân |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 3.21 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.144.235.195 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.