Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/42751
Nhan đề: Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn (Fasciola sp.) trên bò ở 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả thuốc tẩy trừ
Tác giả: Hà, Huỳnh Hồng Vũ
Nguyễn, Hồ Bảo Trân
Nguyễn, Hữu Hưng
Từ khoá: 
Đồng bằng sông Cửu Long
Sán lá gan lớn
Tỷ lệ nhiễm
Cường độ nhiễm
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;Số 392 .- Tr.113-119
Tóm tắt: Qua kiểm tra 5.784 mẫu phân bò, mổ khám 1.572 con bò tại 6 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến hành thử nghiệm với thuốc triclabendazole để tẩy trừ cho 30 bò nhiễm Fasciola sp. kết quả cho thấy bò tại 6 tỉnh ĐBSCL nhiễm sán lá gan lớn (SLGL) với tỷ lệ nhiễm chung là 20,50%. Bò nhiễm SLGL có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi, thấp nhất là bò <1 năm (8,24%); kế đến là bò 1-2 năm (19,06%) và cao nhất là bò >2 năm (31,38%). Tỷ lệ nhiễm SLGL ở bò nuôi bán chăn thả (26,74%) cao hơn bò nuôi nhốt (10,55%). Bò nuôi tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng tác động của mùa vụ, bò nhiễm SLGL vào mùa khô (26,07%) cao hơn mùa mưa (14,79%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở bò nuôi tại ĐBSCL cũng thay đổi theo vùng sinh thái, tỷ lệ nhiễm SLGL ở bò nuôi ở vùng sinh thái nước ngọt (24,14%) cao hơn bò nuôi ở vùng sinh thái nước mặn và lợ (9,01%). Thuốc triclabendazole liều 20 mg/kg thể trọng cho uống một liều duy nhất đều có thể tẩy sạch sán lá gan 100%. Thuốc an toàn và không gây phản ứng phụ trong điều trị.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/42751
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.65 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.92.213


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.