Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/42873
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.authorDương, Thị Hoan-
dc.contributor.authorDương, Đức Hùng-
dc.contributor.authorPhạm, Quốc Đạt-
dc.contributor.authorNguyễn, Hữu Tú-
dc.date.accessioned2021-01-15T02:43:48Z-
dc.date.available2021-01-15T02:43:48Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.issn2354-080X-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/42873-
dc.description.abstractSo sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp ESP block so với phương pháp PCA (bệnh nhân tự điều khiển) bằng morphin tĩnh mạch cho phẫu thuật tim có nội soi. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, có đối chứng. Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020; 68 bệnh nhân mổ phiên phẫu thuật tim qua đường ngực phải có nội soi tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, phân ngẫu nhiên 2 nhóm. Sau khi gây mê để phẫu thuật nhóm ESP Block: 33 bệnh nhân catheter ESP được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm ở đốt sống ngực T5, 2 bên, luồn catheter ESP xuống T6 và tiêm ropivacain 0,375%; 2,5 mg/kg. Khi kết thúc phẫu thuật: bệnh nhân được truyền ropivacain 0,2% qua catheter ESP chế độ autobolus; kết hợp với paracetamol truyền tĩnh mạch 1g / 6h; nếu bệnh nhân có điểm đau > 4 bệnh nhân sẽ được dùng thêm PCA morphin tĩnh mạch. Nhóm PCA: 35 bệnh nhân giảm đau sau mổ: paracetamol 1g/6h; kết hợp PCA morphin tĩnh mạch. Các bệnh nhân được theo dõi trong 72 giờ sau mổ. 2 nhóm nghiên cứu có sự tương đồng về tuổi, giới, BMI, NYHA, ASA, Euroscore, thời gian gây mê, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể. Hiệu quả giảm đau: điểm VAS nghỉ, VAS hít sâu < 4 tại các thời điểm nghiên cứu. Điểm VAS khi nghỉ ở nhóm ESP thấp hơn VAS nhóm PCA tại các thời điểm, tại thời điểm 1H, 8H, 42H, 48H, 54H, 60H, 66H có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm VAS hít sâu nhóm ESP thấp hơn VAS nhóm PCA tại các thời điểm, tại thời điểm 4H, 12H, 16H, 24H, 30H, 54H, 66H, 72H có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm nghiên cứu có 4 bệnh nhân nhu cầu dùng thêm morphin sau mổ, lượng morphin dùng trong 24h, 48h, 72h lần lượt: 4mg, 11mg, 17 mg. Lượng ropivacain dùng 24h, 48h, 72h lần lượt: 166,06mg, 333,34mg, 496,36mg. Các thông số khí máu, HATB các thời điểm nghiên cứu tương đồng như nhóm chứng. Không gặp các biến chứng thần kinh, chảy máu, nhiễm trùng do gây tê. Phương pháp gây tê mặt dưới cơ dựng sống (ESP block) có hiệu quả giảm đau tốt cho phẫu thuật tim có nội soi đường ngực, một số thời điểm có điểm đau thấp hơn PCA bằng morphin tĩnh mạch. Lượng morphin tiêu thụ ở nhóm nghiên cứu giảm so với nhóm chứng. Không gặp biến chứng nặng liên quan đến gây tê mặt dưới cơ dựng sống.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.relation.ispartofseriesTạp chí Nghiên cứu Y học;Tập 132, Số 08 .- Tr.120-130-
dc.subjectGiảm đau morphin tĩnh mạch bệnh nhân tự điều khỉểnvi_VN
dc.subjectGiảm đau sau mổvi_VN
dc.subjectGây tê mặt dưới cơ dựng sốngvi_VN
dc.subjectPhẫu thuật tim ít xâm lấnvi_VN
dc.titleSo sánh hiệu quả giảm đau sau môt của phương pháp gây tê mặt dưới cơ dựng sống (ESP block) với phương pháp PCA bằng morphin đường tĩnh mạch cho phẫu thuật tim có nội soivi_VN
dc.typeArticlevi_VN
Appears in Collections:Nghiên cứu y học (Journal of Medical Research)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.88 MBAdobe PDF
Your IP: 3.142.36.215


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.