Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/43111
Nhan đề: Nghiên cứu phương pháp vận chuyển cá Măng Elopichthys bambusa (Richarson, 1844) bố mẹ, hậu bị
Tác giả: Nguyễn, Anh Hiếu
Võ, Văn Bình
Nguyễn, Hải Sơn
Từ khoá: Cá Măng
Thời gian vận chuyển
Vận chuyển kín
Vận chuyển hở
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;Số 394 .- Tr.106-113
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm vận chuyển cá Măng Elopichthys bambusa bằng phương pháp vận chuyển kín (bơm ô xy) và vận chuyển hở (sử dụng sục khí) được nghiên cứu từ tháng 1-11/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với phương pháp vận chuyển kín, thời gian vận chuyển cá kéo dài nhất ở mật độ 0,2 kg cá/lít với khối lượng cá từ 1-1,2 kg/con (7,4 giờ), thấp nhất là ở mật độ 0,4 kg cá/lít với cá có khối lượng từ 1,8-2,0 kg/con (5,8 giờ). Trong vận chuyển hở, thời gian vận chuyển kéo dài nhất ở mật độ 0,10 kg cá/lít với cá có khối lượng từ 1-1,2 kg/con (6,6 giờ), ngắn nhất là ở mật độ 0,14 kg/lít (4,1 giờ). Với cá có khối lượng từ 1-1,2 kg/con, tỷ lệ sống của cá khi kết thúc vận chuyển là 98% với vận chuyển kín, 96% với vận chuyển hở. Với cá có khối lượng từ 1,4 – 1,6 kg/con, tỷ lệ sống khi kết thúc bằng vận chuyển kín là 96%, vận chuyển hở 93%; với cá từ 1,8 – 2,0 kg/con, tỷ lệ sống trong vận chuyển kín là 82%, vận chuyển hở 78%. Cá nuôi sau 5 ngày vận chuyển có tỷ sống dao động từ 10-60% với cả hai phương thức vận chuyển. Tỷ lệ sống của cá tỷ lệ nghịch với mật độ và khối lượng cá vận chuyển, vận chuyển kín cho tỷ lệ sống cao hơn so với vận chuyển hở ở tất cả các mật độ và kích cỡ cá thí nghiệm.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/43111
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3 MBAdobe PDF
Your IP: 3.148.104.103


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.