Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/45347
Title: Khảo sát quy trình chiết xuất methyl gallate từ lá Thanh trà (Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Authors: PGS. TS. Nguyễn, Trọng Tuân
Lê, Văn Như
Keywords: Hóa học
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Lá Thanh trà (Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn.) được thu hái ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Nguyên liệu sau khi thu hái được rửa sạch, phơi khô, xay nhuyễn thành bột. Mẫu bột sau đó được chiết với methanol và ethanol, lọc và làm khô mẫu bằng máy cô quay, hút ẩm. Tiếp đó mẫu được xử lý và tiến hành tìm điều kiện định lượng bằng HPLC cho methyl gallate: Tốc độ vòng 1 ml/phút, hệ dung môi: ACN, MeOH, H_2 O, bước sóng 270 nm và tiến hành định lượng methyl gallate. Tiến hành thẩm định phương pháp. Sau khi xác định được điều kiện định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cho methyl gallate tiến hành khảo sát chọn phương pháp chiết, bằng cách cố định các điều kiện chiết: tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi 1/10 (w/v), thời gian 2 giờ, nhiệt độ 80C theo ba phương pháp: ngâm dầm, soxhlet, siêu âm. Xác định được phương pháp ngâm dầm cho kết quả phù hợp nhất. Sau đó khảo sát trên các nền dung môi khác nhau methanol 99,7%, ethanol 99,7%, ethanol 99,5% và nước cất cố định các điều kiện còn lại. Kết quả cho thấy hàm lượng methyl gallate chiết bằng methanol cho hiệu quả vượt trội. Sau khi đã chọn được phương pháp và dung môi chiết phù hợp, tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết: nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ nguyên liệu trên dung môi. Sau quá trình khảo sát kết luận: hàm lượng methyl gallate chiết tốt nhất ở nhiệt độ 70C, thời gian 8 giờ và tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi 1/15 (w/v).
Description: 63tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/45347
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.219.213


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.