Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/45930
Nhan đề: | PHÂN TÍCH THỊ HIẾU NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ - ĐAN LỤC BÌNH |
Tác giả: | NGUYỄN, THỦY TRANG NGUYỄN, THỊ THẢO QUYÊN |
Từ khoá: | Phát triển Nông thôn |
Năm xuất bản: | 2021 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Ở Việt Nam, lục bình đang là giống cây được ưa chuộng vì đây là nguyên liệu để làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như sọt, thảm, nón , rổ, túi xách, bàn ghế và một số sản phẩm dùng trang trí nội thất. Công việc đan lục bình khô là một cách xóa đói giảm nghèo khá hiệu quả ở nông thôn.Cũng giống ngành nông nghiệp khi bước vào thị trường thời kì hội nhập, ngành thủ công mỹ nghệ đã và đang “phơi mình”với những khuyết tật kéo dài, nói nhiều nhưng chưa đổi mới được: sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, thiếu liên kết, thiết bị sản xuất cũ kĩ, thiếu thân thiện với môi trường,… khó khăn gặp phải là với mẫu mã đơn giản, nhàm chán,…Tuy nhiên làm sao để sản xuất được sản phẩm thân thiện với môi trường, người tiêu dùng quan tâm hơn về nguyên liệu và sản phẩm đạt chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, tính sành điệu,... đó là tẳn trở lớn nhất của Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân hiện nay. Từ thực tế trên, đề tài “Phân tích thị hiếu người dân thành thị ở Thành phố Cần Thơ đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ - đan lục bình” được thực hiện nhằm (i) Phân tích thị hiếu sử dụng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ - đan lục bình của người dân thành thị ở Thành phố Cần Thơ?. (ii) Phân tích thị hiếu và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ lục bình. (iii) Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ - đan lục bình nói riêng và những ngành hàng thủ công mỹ nghệ khác nói chung theo nhu cầu thị trường. Nghiên cứu sự đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP) bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ - đan lục bình. Khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp 101 người tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức giá trung bình mà người tiêu dùng sẵn lòng chi trả cho gạo thân thiện với môi trường là 175,000 đồng/sp, có 69,3% số người đồng ý chi trả thêm cho sản phẩm này. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên là giá, trình độ học vấn, ý thức về môi trường, thành viên nữ và thu nhập. Từ đó ta thiết kế các mẫu mã, hoa văn, màu sắc đa dạng cho sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, bình ổn thị trường, giá cả về sản xuất và tiêu thụ. Các doanh nghiệp và người sản xuất cần hợp tác chặt chẽ và liên kết nhau đưa sản phẩm ra thị trường được người tiêu dùng tin tưởng an tâm và lựa chọn sử dụng. |
Mô tả: | 116tr |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/45930 |
ISSN: | B1710009 |
Bộ sưu tập: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 3.05 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 13.58.232.94 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.