Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/47679
Title: Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ
Authors: Trần, Trọng Quảng
Nguyễn, Văn Phi
Nguyễn, Văn Tuấn
Keywords: Suy thận mạn
Thận nhân tạo chu kỳ
Rối loạn trầm cảm
Issue Date: 2020
Series/Report no.: Tạp chí Nghiên cứu Y học;Tập 135, Số 11 .- Tr.76-81
Abstract: Suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo có thể kéo dài tuổi thọ nhưng là một bệnh lý có tiên lượng nặng. Người bệnh này phải chịu đựng một stress tâm lý kéo dài, trong đó có một tỷ lệ lớn có các biểu hiện trầm cảm nhưng chưa được phát hiện và điều trị phù hợp, dẫn tới suy giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 193 bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy thận mạn điều trị thay thế thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Nội Thận - Lọc máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Thực hiện từ tháng 8/2019 đến 07/2020; sử dụng bệnh án nghiên cứu thiết kế sẵn nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ Sau thời gian 12 tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1(51,8%/48,2%), tuổi trung bình là 51,3 ± 15,65. Tỷ lệ trầm cảm là 59,1%, đa số là mức độ trung bình-nặng; triệu chứng trầm cảm thường gặp nhất là khí sắc trầm và giảm quan tâm thích thú (55%), bi quan về tương lai và rối loạn giấc ngủ (58%); triệu chứng cơ thể thường gặp nhất là đau (92,5%) và rối loạn thần kinh thực vật (khoảng 75%); Như vậy, phần lớn bệnh nhân suy thận mạn có trầm cảm trung bình-nặng. Triệu chứng trầm cảm thường biểu hiện khá đa dạng với các triệu chứng tâm lý và cơ thể. Triệu chứng cơ thể thường gặp là đau và rối loạn thần kinh thực vật. Suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo có thể kéo dài tuổi thọ nhưng là một bệnh lý có tiên lượng nặng. Người bệnh này phải chịu đựng một stress tâm lý kéo dài, trong đó có một tỷ lệ lớn có các biểu hiện trầm cảm nhưng chưa được phát hiện và điều trị phù hợp, dẫn tới suy giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 193 bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy thận mạn điều trị thay thế thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Nội Thận - Lọc máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, thực hiện từ tháng 8/2019 đến 07/2020; sử dụng bệnh án nghiên cứu thiết kế sẵn nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ Sau thời gian 12 tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1(51,8%/48,2%), tuổi trung bình là 51,3 ± 15,65. Tỷ lệ trầm cảm là 59,1%, đa số là mức độ trung bình-nặng; triệu chứng trầm cảm thường gặp nhất là khí sắc trầm và giảm quan tâm thích thú (55%), bi quan về tương lai và rối loạn giấc ngủ (58%); triệu chứng cơ thể thường gặp nhất là đau (92,5%) và rối loạn thần kinh thực vật (khoảng 75%); Như vậy, phần lớn bệnh nhân suy thận mạn có trầm cảm trung bình-nặng. Triệu chứng trầm cảm thường biểu hiện khá đa dạng với các triệu chứng tâm lý và cơ thể. Triệu chứng cơ thể thường gặp là đau và rối loạn thần kinh thực vật.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/47679
ISSN: 2354-080X
Appears in Collections:Nghiên cứu y học (Journal of Medical Research)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDF
Your IP: 3.15.229.217


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.