Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/48434
Title: | Ảnh hưởng của mật độ và tần suất cho ăn lên tỉ lệ sống và tăng trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) giống với thức ăn sinh khối Artemia |
Authors: | Nguyễn, Thị Hồng Vân Nguyễn, Thành Nhân |
Keywords: | Nuôi Trồng Thủy Sản |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ nuôi và tần suất cho ăn của lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống với thức ăn sinh khối Artemia. Lươn con thu được từ cơ sở sản xuất giống nhân tạo ở Cần Thơ có khối lượng và chiều dài ban đầu 0,78 g; 8,53 cm được nuôi trong thau nhựa, không sục khí với mật độ 30 con/ thau (430 con/m2) và mực nước 10 cm, các sợi nhựa đen được bó lại và đặt trong từng thau làm nơi trú ẩn cho lươn trong quá trình thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo 2 nhân tố: mật độ nuôi 430, 570 và 710 con lươn/m2), tần suất cho ăn (2 và 4 lần/ngày) gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại. Kết quả sau 40 ngày ương chotỉ lệ sốngđạt từ 99,4% - 100%ở tất cả các nghiệm thức (p> 0,05). Chiều dài và khối lượng thu được là 16,35-17,73cm; 4,89-5,39g; tăng trưởng chiều dài cao nhất ở NT1 (430 con/m2, cho ăn 2 lần/ngày) với DLG là 0,23 cm/ngày, thấp nhất là NT6 (710 con/m2, cho ăn 4 lần/ngày); DLG là 0,20 cm/ngày (p < 0,05). Tăng trưởng về khối lượng cao nhất là NT6 (710 con/m2, cho ăn 4 lần/ngày) là 5,39g với DWG là 0,12 g/ngày và SGR là 4,83%/ngày, thấp nhất là NT2 (570 con/m2 cho ăn 2 lần/ngày) với DWG là 0,10g/ngày và SGR là 4,59%/ngày (p> 0,05). Sự phân đàn của lươn vào cuối thí nghiệm cho thấy mật độ càng cao thì tỷ lệ lươn lớn càng nhiều và lươn nhỏ giảm đi, việc tăng tần suất cho ăn làm cho khuynh hướng này càng rõ ràng hơn. |
Description: | 14tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/48434 |
Appears in Collections: | Trường Thủy sản |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 423.47 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.116.89.2 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.