Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/49056
Nhan đề: | Ảnh hưởng của việc tiếp xúc độ mặn ở giai đoạn bột lên tăng trưởng và enzyme tiêu hoá của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống |
Tác giả: | Nguyễn, Thanh Phương Trần, Thị Huỳnh Trân |
Từ khoá: | Nuôi Trồng Thủy Sản |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Cá tra bột được nuôi ở hai môi trường là nước ngọt (nhóm cá nước ngọt) và nước lợ (nhóm cá 5‰) trong 5 ngày đầu, sau đó giảm độ mặn về nước ngọt và nuôi đến giai đoạn giống (30 – 35 g/con). Cá giống của mỗi nhóm cá được bố trí và các mức độ mặn khác nhau gồm 0‰, 10‰, 20‰. Cá được thu mẫu ở các ngày D10 (tất cả các nghiệm thức đạt độ mặn phù hợp) và D40 (30 ngày sau khi đạt độ mặn), mỗi lần thu 3 con/bể. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống ở nghiệm thức 0 và 10‰ là 100% và ở 20‰ là thấp nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), riêng nghiệm thức 20‰ nhóm cá 5‰ có tỷ lệ sống cao hơn nhóm cá nước ngọt (41,11% so với 35,56%) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả tăng trưởng ở nghiệm thức 0‰ và 10‰ đạt cao nhất (44,29±0,60 và 43,98±1,24 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 20‰ (0,76±0,59 g/con), đồng thời nhóm cá 5‰ tăng trưởng cao hơn nhóm cá nước ngọt ở 10‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hoạt tính enzyme không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn nhưng hoạt tính enzyme pepsine có xu hướng tăng dần, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho cá tiếp xúc với độ mặn ở giai đoạn bột sẽ cho tăng trưởng tốt hơn ở giai đoạn giống. |
Mô tả: | 20tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/49056 |
Bộ sưu tập: | Trường Thủy sản |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 455.3 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.188.209.244 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.