Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/49080
Title: Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh trong hệ thống tuần hoàn
Authors: Châu, Tài Tảo
Trương, Văn Thư
Keywords: Nuôi Trồng Thủy Sản
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn thấp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh trong hệ thống tuần hoàn gồm 6 nghiệm thức với các độ mặn khác nhau lần lược là 0‰, 3‰, 6‰, 9‰, 12‰, và 15‰, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bể nuôi tôm bằng composite có thể tích 500L, mật độ 200 con/m3. Sau 60 ngày nuôi kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ, pH, TAN, NO2- của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Hàm lượng Canxi, Magie, Kali đều có xu hướng tăng khi độ mặn tăng, cao nhất ở độ mặn 15‰ và giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khối lượng của tôm ở nghiệm thức 12‰ cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức độ mặn 0‰ và 3‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức độ mặn 9‰ và 12‰, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Có thể kết luận rằng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở độ mặn từ 9‰ đến 15‰ được xem là tốt nhất.
Description: 13tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/49080
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
290.46 kBAdobe PDF
Your IP: 18.226.17.3


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.