Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/50065
Nhan đề: | Từ nguyên tắc thẩm quyền thích hợp, thẩm quyền không thích hợp và vụ kiện đang chờ xét xử đến việc định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam |
Tác giả: | Vũ, Thị Hương |
Từ khoá: | Định hướng Hoàn thiện pháp luật Việt Nam Nguyên tắc Thẩm quyền không thích hợp Thẩm quyền thích hợp |
Năm xuất bản: | 2021 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Tòa án Nhân dân;Số 06 .- Tr.33-39 |
Tóm tắt: | Với bài viết: “Từ nguyên tắc thẩm quyền thích hợp, thẩm quyền không thích hợp và vụ kiện đang chờ xét xử đến việc định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam”, tác giả Vũ Thị Hương nhận định: Để giải quyết các vấn đề liên quan đến xung đột thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các quốc gia thường áp dụng nguyên tắc thẩm quyền thích hợp, thẩm quyền không thích hợp (Forum Non Conveniens) và vụ kiện đang chờ xét xử (Lis Pendens). Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại vận dụng các nguyên tắc này một cách khác nhau. Hiện nay, các nguyên tắc này đã dần được nội luật hóa và ghi nhận trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bày một số vấn đề cơ bản của các nguyên tắc nêu trên và phân tích việc nội luật hóa các nguyên tắc này vào quy định của pháp luật Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, các quốc gia còn ký kết các Điều ước quốc tế song phương để giải quyết xung đột về thẩm quyền (Việt Nam đã ký khoảng 18 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại với các quốc gia), các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,… tuy nhiên, các Hiệp định tương trợ tư pháp mà các quốc gia ký kết chỉ giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử trong phạm vi hai quốc gia ký kết với nhau. Các Điều ước quốc tế giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử thường quy định, nếu cả hai Tòa án đều có thẩm quyền đối với cùng một vụ việc, thì Tòa án nào thụ lý đơn kiện trước sẽ có thẩm quyền giải quyết, Tòa án nhận đơn sau sẽ phải trả lại đơn kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc. Trong trường hợp không có Điều ước quốc tế, các quốc gia thường dựa vào quy định trong pháp luật của quốc gia mình để xác định thẩm quyết giải quyết của Tòa án quốc gia đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án mỗi quốc gia thường dựa trên các dấu hiệu như quốc tịch của đương sự, nơi cư trú của bị đơn, …). Ở phạm vi quốc gia, mỗi quốc gia đều tự định ra những quy tắc nhất định để xác định thẩm quyền của mình trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Các nguyên tắc này có thể giống nhau, có thể khác nhau trong pháp luật của các quốc gia. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/50065 |
ISSN: | 1859-4875 |
Bộ sưu tập: | Tòa án Nhân dân |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 2.6 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.144.222.60 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.