Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/52645
Nhan đề: ỨNG DỤNG VI KHUẨN Pseudomonas syringae – 124.5 và Bacillus siamensis – HG1 TRONG PHÂN HỦY NHỰA
Tác giả: Nguyễn, Thị Pha
Nguyễn, Thị Thanh Ngân
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Đề tài “Ứng dụng vi khuẩn Pseudomonas syringae – 124.5 và Bacillus siamensis – HG1 trong phân hủy nhựa” được tiến hành với mục đích khảo sát khả năng phân hủy của các dòng vi khuẩn đối với các loại nhựa thông dụng trên thị trường ở các nghiệm thức đơn lẻ hoặc kết hợp hai dòng vi khuẩn. Thí nghiệm được thực hiện bằng cách chủng 10 ml dịch tăng sinh vi khuẩn cùng với 0,5 g mảnh nhựa trong môi trường SM có nguồn carbon được cung cấp từ các mảnh nhựa. Trong thí nghiệm kiểm tra khả năng phân hủy polyethylene, kết quả khảo sát cho thấy sau thời gian 60 ngày, phần trăm trọng lượng mất đi của các mảnh polyethylene ở tất cả các nghiệm thức được chủng vi khuẩn đều cao hơn và tạo được khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Phần trăm trọng lượng mất đi sau khi trừ đối chứng dao động từ 3,32% - 7,98%. Hoạt tính của các dòng vi khuẩn không giống nhau đối với từng loại vật liệu nghiên cứu. Đối với nguyên liệu là hộp xốp, dòng Bacillus siamensis – HG1 thể hiện hoạt tính phân hủy hiệu quả nhất (5,05% với hộp xốp chưa sử dụng và 10,35% với hộp xốp đã qua sử dụng). Đối với nguyên liệu là túi đựng rác, khả năng phân hủy của các dòng vi khuẩn thấp hơn. Với túi đựng rác chưa sử dụng, dòng Pseudomonas syringae – 124.5 cho kết quả cao nhất (4,15%). Với túi đựng rác đã qua sử dụng, dòng vi khuẩn kết hợp hoạt động hiệu quả nhất (4,47%). Trong thí nghiệm khảo sát khả năng phân hủy các loại bao bì nhựa thương mại trên thị trường, kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn về phần trăm trọng lượng mất đi sau khi phân hủy đối với ba loại túi ở tất cả các nghiệm thức. Các nghiệm thức được chủng vi khuẩn đều tạo được khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng. Trong đó, sự kết hợp của hai dòng vi khuẩn cho hiệu suất phân hủy ổn định nhất, phần trăm trọng lượng mất đi cao nhất sau khi trừ đối chứng là 5,88% (sau 60 ngày). Từ khóa: Pseudomonas syringae – 124.5, Bacillus siamensis – HG1, polyethylene, nhựa, vi khuẩn, vi khuẩn kết hợp.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/52645
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.56 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.170.76


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.