Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/52648
Nhan đề: KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN DƯA CẢI BẸ XANH (Brassica juncea (L.) Czern)
Tác giả: Huỳnh, Ngọc Thanh Tâm
Phan, Thị Hồng Thắm
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Với mục tiêu tìm các điều kiện tối ưu nhất cho quá trình lên men và bảo quản sản phẩm dưa cải bẹ xanh muối chua để ứng dụng vào việc sản xuất dưa cải bẹ xanh theo phương pháp lên men sử dụng dòng vi khuẩn lactic thuần chủng Lactobacillus plantarum - CMT2 để có thể mang lại chất lượng ổn định và kéo dài thời gian bảo quản, đề tài “Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lên men và thời gian bảo quản dưa cải bẹ xanh (Brassica juncea (L.) Czern)” đã được thực hiện. Kết quả chọn được các thông số của dịch lên men tương ứng là pH 5,5; nồng độ muối 3,5% và MSVK 5x106 tế bào/mL cho lượng acid lactic cao nhất là 6,25 g/L và mức pH sau lên men là 3,21 sau 6 ngày lên men. Tỷ lệ nồng độ đường (sucrose) bổ sung là 2,0% cho hiệu suất lên men cao nhất với lượng acid lactic là 6,87 g/L; pH 3,18; dưa cải bẹ xanh cho cấu trúc sản phẩm có màu vàng đồng đều, mùi thơm ngon đặc trưng, vị chua mặn hài hòa, độ giòn đồng đều. Thời gian bảo quản tối đa ở nhiệt độ phòng (30oC) là 20 ngày kể từ ngày lên men, khi bảo quản sản phẩm cải bẹ xanh muối chua ở 4-6oC thì số ngày bảo quản tăng lên 50 ngày kể từ ngày lên men với các số liệu tương ứng ở hai nhiệt độ là TPC 8,8x103; pH 3,35; acid lactic 6,29 g/L và TPC 9,4x103; pH 3,31; acid lactic 6,49 g/L. Từ khóa: Acid lactic, bảo quản, dưa cải bẹ xanh, Lactobacillus plantarum.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/52648
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.02 MBAdobe PDF
Your IP: 3.17.81.201


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.