Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5312
Nhan đề: Đánh giá mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn, Thanh Bình
Hà, Thị Mỹ Duyên
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM) mang lại hiệu quả cao trong quản lý công trình thủy lợi khi có sự tham gia của người dân, họ không chỉ được tham gia quản lý mà phải tham gia từ khâu quy hoạch, thiết kế, đầu tư vốn, xây dựng thì mới có thể tham gia quản lý một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, mô hình PIM còn mới so với người dân, chưa đem lại hiệu quả cao như mô hình PIM mong đợi, do đó đề tài “ Đánh giá mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng mô hình PIM ở xã Trường Long, đánh giá sự thay đổi so với đề xuất ban đầu. Đồng thời, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong Nông nghiệp. Đề tài được thực hiện tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Thông qua các phương pháp: phỏng vấn KIP, thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn điều tra hộ để thu thập thông tin và số liệu thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích SWOT để phân tích số liệu. Kết quả điều tra và đánh giá cho thấy sự tham gia của người dân trong mô hình PIM chỉ ở mức độ (1) tham gia bị động, do sự áp đặt, huy động của chính quyền để thỏa mãn yêu cầu của dự án. Thêm vào đó, những ý kiến đóng góp của người dân tham gia không được quan tâm và ghi nhận, chủ yếu do chính quyền quyết định sau đó thông báo lại cho người dân biết.Nhìn chung, do hạn chế am hiểu về sự tham gia, chính quyền còn lúng túng trong sự kết hợp giữa công trình và phi công trình. Chính vì vậy, công trình bị chậm trễ so với tiến độ thi công đề ra, người dân không được tạo điều kiện tốt nhất để tham gia quản lý mô hình. Hiện tại, công trình vẫn chưa đi vào hoạt động nên chưa đánh giá được hiệu quả của mô hình. Đối với mô hình PIM tại xã Trường Long, để công trình đạt hiệu quả cao chính quyền cần quan tâm và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quản lý công trình. Đồng thời tăng cường trang thiết bị đảm bảo cho việc thu phí điện, thay đổi cơ chế điều lệ trong quản lý và tạo điều kiện về tài chính để người dân chủ động tham gia quản lý công trình.
Mô tả: 50 tr.
Định danh: http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5312
Bộ sưu tập: Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
787.42 kBAdobe PDF
Your IP: 18.225.56.181


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.