Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5313
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Công Hữu-
dc.contributor.authorĐoàn, Bảo Hội-
dc.date.accessioned2018-11-23T08:44:30Z-
dc.date.available2018-11-23T08:44:30Z-
dc.date.issued2018-
dc.identifier.urihttp://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5313-
dc.description79 tr.vi_VN
dc.description.abstractHiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nguồn rơm sau thu hoạch rất dồi dào nhưng chưa tận dụng hết để trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc và ủ làm phân hữu cơ cho cây trồng. Chính vì thế mà lượng rơm từ đồng ruộng rất nhiều được đem đi đốt hoặc vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy mô hình trồng nấm rơm là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu vấn đề này. Tuy nhiên việc trồng nấm có thực sự đem lại lợi nhuận cho nông dân là vấn đề cần nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất. Hàng năm cứ vào cuối mỗi vụ lúa, lượng rơm được thải ra từ đồng ruộng rất lớn đã gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nông dân đã tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch mỗi vụ lúa để sản xuất nấm rơm kiếm thêm thu nhập. Thực tế cho thấy nhiều nông dân đã khá lên từ việc trồng nấm và ngày càng phát triển mô hình này. Do đó nguồn rơm rạ được khai thác, tận dụng triệt để và ngày càng càng khan hiếm nên giá rơm ngày càng đắt đỏ ít nhiều đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Trong thực tiễn, nguồn rơm sau thu hoạch được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên việc đốt rơm tại ruộng không những gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất (Mai Văn Quyền, 2015). Vì vậy tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch để trồng nấm là một trong các biện pháp phù hợp và cần thiết để xử lý chất thải sau thu hoạch, tạo việc làm và nâng cao thu nhập tăng thêm cho nông dân và đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiềm nguồn nước. Thới An Đông là một trong những phường thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nơi có nghề trồng nấm rơm được phát triển mạnh do có nhiều nông dân biết kỹ thuật, sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn để trồng nấm và đạt được hiệu quả cao. Theo đánh giá của nhiều nông dân, trồng các loại nấm rơm trên địa bàn phường có thể đạt thu nhập cao hơn gấp 6-7 lần trên cùng một diện tích sản xuất so với trồng lúa. Không chỉ có các hộ sản xuất nấm theo mùa vụ, ngày càng có nhiều hộ làm nghề chuyên nghiệp, tham gia sản xuất nấm quanh năm. Nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương cũng có thêm việc làm nhờ tham gia các công đoạn sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nấm. Vì thế, nguồn thu nhập từ việc trồng nấm rơm là rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao kinh tế và thay đổi bộ mặt của vùng. Thực tế nhiều mô hình trồng nấm rơm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân, đặc biệt hiện nay nông dân đã liên kết lại để thành lập các Tổ hợp tác (THT) và sản xuất nấm theo quy trình an toàn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm tạo thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên mô hình trồng nấm rơm có thực sự đem lại hiệu quả như thế nào giữa nông dân tham THT và không tham gia THT là vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì vậy “Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” là rất cần thiết, tìm hiểu về tình hình sản xuất nấm rơm; xác định cụ thể những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện mô hình trồng nấm cũng như đề ra các giải pháp tối ưu nhất cho bà con nông dân để đưa nghề trồng nấm phát triển rộng rãi hơn khắp khu vực ĐBSCL và các vùng khác trong cả nước có điều kiện tương tựvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectPhát triển Nông thônvi_VN
dc.titleĐánh giá hiệu quả tài chính mô hình trồng nầm rơm tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.21 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.109.147


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.