Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5314
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Xuân Thái-
dc.contributor.authorLê, Thị Diễm Hương-
dc.date.accessioned2018-11-23T08:47:48Z-
dc.date.available2018-11-23T08:47:48Z-
dc.date.issued2018-
dc.identifier.urihttp://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5314-
dc.description81 tr.vi_VN
dc.description.abstractĐa số người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng hầu như có thu nhập rất thấp, vì đa số người nông dân chỉ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, để cải thiện thu nhập cho gia đình nhiều nông hộ trong tỉnh đưa ra giải pháp luân canh lúa và dưa hấu trên nền đất lúa; đặc biệt tại thị xã Cai Lậy, các nông hộ đưa xem cây dưa hấu xuống ruộng thay vì chỉ trồng chuyên lúa trước đây làm cho thu nhập được cải thiện hơn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất dưa hấu, các nông hộ còn gặp nhiều khó khăn làm cho nguồn thu nhập chưa mang lại hiệu quả tốt. Đề tài “Cải thiện thu nhập nông hộ thông qua mô hình lúa dưa tại xã Phú Cường, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân, trong đó 25 hộ đang trồng chuyên lúa và 25 hộ trồng luân canh lúa dưa. Số liệu được thực hiện tại xã Phú Cường, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ số liệu thu thập điều được phương pháp thông kê mô tả sử dụng để phân tích thông tin nông hộ cũng như những thuận lợi, khó khăn của nông hộ sản xuất và dùng phương pháp kiểm định T – test dùng để phân tích so sánh hiệu quả sản sản xuất của mô hình trồng chuyên lúa và mô hình trồng luân canh lúa dưa. Ngoài ra, phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của hai mô hình trên 1 hecta và phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc nâng cao thu nhập của nông dân thông qua sản xuất dưa hấu nhằm đưa ra những giải pháp góp phần giúp hộ trồng dưa đạt hiệu quả tốt hơn. Kết quả phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trong mô hình trồng chuyên lúa và mô hình luân canh lúa dưa cho thấy lợi nhuận trung bình hộ trồng chuyên lúa là 37,084 triệu đồng/ha, hiệu quả đầu tư (BCR) là 0,807 lần. Nông hộ luân canh lúa dưa có lợi nhuận trung bình là 101,197 triệu đồng/năm, hiệu quả đầu tư là 1,063 lần. Mô hình luân canh lúa dưa là mô hình cho hiệu quả hơn so với trồng chuyên lúa. Lợi nhuận mô hình trồng luân canh lúa dưa cao hơn so với mô hình trồng chuyên lúa gấp 2,73 lần. Lợi nhuận cao trong sản xuất là yếu tố quan trọng đã kích thích nông hộ thay đổi từ mô hình trồng chuyên lúa sang luân canh lúa dưa. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của nông hộ là trình độ học vấn chủ hộ, việc tham gia tổ chức xã hội và lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất. Mô hình luân canh lúa + dưa hấu cho hiệu quả sản xuât scao hơn so với trồng chuyên lúa nhưng trong quá trình sản xuất dưa hấu thì nông hộ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như giống chất lượng, kỹ thuật trồng dua, sâu bệnh, đầu ra cho sản phẩm chất lượng,… Một số giải pháp để khắc phục khó khăn trên là (1) Nâng cao chất lượng dưa hấu tại địa phương, (2) Nâng cao năng lực quản lý chăm soc cây trồng, (3) Nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng KHKT vào sản xuất, (4) Cập nhật thông tin thị trường và hoạch toán trong mô hình sản xuất lúa + dưa, (5) Hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectPhát triển Nông thônvi_VN
dc.titleCải thiện thu nhập nông hộ thông qua mô hình sản xuất lúa-dưa hấu tại xã Phú Cường thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giangvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.82 MBAdobe PDF
Your IP: 3.148.112.15


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.