Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5315
Title: | Phân tích hiện trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của mô hình chuyên canh đậu phộng tại huyện An Phú tỉnh An Giang |
Authors: | Ông, Huỳnh Nguyệt Ánh Nguyễn, Quốc Huy |
Keywords: | Phát triển Nông thôn |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Phát triển đẩy mạnh một cách phù hợp các mô hình sản xuất cây màu là một cách đa dạng hóa sản xuất và đem lợi nhuận cho nông hộ. Đề tài Phân tích hiện trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của mô hình chuyên canh đậu phộng tại huyện An Phú tỉnh An Giang được thực hiện nhằm phân tích tài chính, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và đề ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả mô hình. Đề tài thu thập số liệu các mùa vụ trồng đậu phộng năm 2017 bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ với bảng hỏi soạn sẵn. Số mẫu là 58 nông hộ, theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất tại hai xã thuộc huyện An Phú tỉnh An Giang. Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp hồi qui đa biến. Kết quả cho thấy, mô hình sản xuất đậu phộng ở huyện An Phú tỉnh An Giang sử dụng 2 giống Đầu Vồ và L14 được trồng vụ Đông Xuân năng suất đạt bình quân 7 tấn/ha, vụ Hè Thu đạt 4,7 tấn/ha. Diện tích đất màu trung bình nông hộ là 2 ha có kinh nghiệm sản xuất trung bình là 7 năm, trình độ học vấn tập trung cấp 1 và cấp 2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cho thấy lợi nhuận đậu phộng vụ Động Xuân là 83.228.879 đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 3,1 lần, hiệu quả lao động 563.281 đồng/ngày và lợi nhuận vụ Hè Thu 36.369.686 đồng/ha, hiệu quả đồng vốn 1,4 lần, hiệu quả lao động 341.035 đồng/ngày. Mô hình chuyên canh đậu phộng có các yếu tố tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, chi phí vật tư, chi phí lao động, ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Đông Xuân. Các yếu tố chi phí thuê lao động, chi phí máy móc, đất màu, kinh nghiệm sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Hè Thu. Khó khăn mà nông hộ gặp phải ở mô hình là sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu thông tin thị trường và giá cả đầu ra không ổn định. Những giải pháp được đưa ra là thành lập các tổ hợp tác sản xuất, huấn luyện nông dân sản xuất nông nghiệp cao an toàn, sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường. |
Description: | 61 tr. |
URI: | http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5315 |
Appears in Collections: | Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.06 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.119.119.119 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.