Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5316
Nhan đề: | Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng |
Tác giả: | Nguyễn, Thanh Bình Lý, Thị Ngọc Huyền |
Từ khoá: | Phát triển Nông thôn |
Năm xuất bản: | 2018 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Đề tài “Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm mục đích (1) đánh giá về thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa; (2) đánh giá hiện trạng hiệu quả tài chánh hộ chăn nuôi bò sữa; (3) xác định thuận lợi và khó khăn của để đưa ra giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững và phù hợp với điều kiện của vùng. Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018, bằng phương pháp phỏng vấn những nông hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng với tổng số 30 hộ. Phương pháp thông kê mô tả và phân tích chi phí lợi nhuận để phân tích số liệu. Kết quả phân tích đã đánh giá được thực trạng phát triển và phân tích được hiện trạng kỹ thuật của nông hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Về kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa của các nông hộ chưa cao, diện tích đất trồng cỏ trung bình của các hộ chiếm 28% trong tổng diện tích đất, vì thế một vài nông hộ không đủ đáp ứng nhu cầu cỏ cho bò sữa. Chuồng trại đã thiết kế với diện tích tương đối nhỏ hẹp trung bình khoảng 31m2 điều này ảnh hưởng phần nào đến năng suất sữa của bò. Tất cả các nông hộ chăn nuôi bò sữa đều tham gia các lớp tập huấn nên đa phần người dân có thể nắm rõ cách nuôi bò cơ bản. Các nông hộ chăn nuôi bò sữa đa phần chưa chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị cho bò, phụ thuộc vào cán bộ thú y. Nhiều nông hộ chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải phân bò gây nên ô nhiễm môi trường tại các hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích được hiệu quả kinh tế của các nông hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn nghiên cứu: số lượng bò sữa của nông hộ tương đối nhiều so với quy mô chăn nuôi của nông hộ trung bình mỗi hộ có 4 con trong đó có 3 con bò đang cho sữa. Vì thế, lợi nhuận thu được từ chăn nuôi bò sữa là cũng tương đối cao, thu nhập trung bình của một nông hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Phú Mỹ trong một năm là khoảng 48,79 triệu đồng. Các khó khăn mà các nông hộ gặp phải thường là các vấn đề về thiếu vốn để đầu tư phát triển đàn và trong quá trình chăn nuôi bò, thiếu diện tích đất, và kỹ thuật thú y. Do vậy, người chăn nuôi cần phải nâng cao kỹ thuật chăn nuôi của mình nhất là kỹ thuật phòng bệnh cho bò sữa chủ động phòng ngừa dịch bệnh trên đàn bò của nông hộ, bảo vệ môi trường xung quanh, tìm cách xử lý phân bò hợp lý, tốt nhất nên đào hố ở xa nhà để chứa phân. Nên mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi để tăng thêm thu nhập, tăng diện tích chuồng nuôi giúp bò thoải mái vận động, tăng năng suất. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nông nghiệp cần tổ chức tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi mới cho nông hộ chăn nuôi bò sữa. Nâng cao kỹ thuật cho cán bộ thú y, cán bộ thụ tinh nhân tạo chuyên về bò sữa, để đảm bảo tốt công tác chăm sóc cho đàn bò sữa. Tăng cường hỗ trợ nguồn vốn vay cho các nông hộ chăn nuôi bò sữa để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, tham gia xây hầm biogas nhằm đảm bảo môi trường sống và tận dụng nguồn nhiên liệu khí đốt cho sinh hoạt, cung cấp và hỗ trợ con giống tốt cho người chăn nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Cần có các biện pháp hữu hiệu giúp bình ổn giá thức ăn và các chi phí đầu vào khác |
Mô tả: | 62 tr. |
Định danh: | http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5316 |
Bộ sưu tập: | Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 1.31 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.139.81.115 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.