Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5319
Title: | Đánh giá hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình sản xuất mãng cầu xiêm tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang |
Authors: | Nguyễn, Hồng Tín Lê, Văn Mưa |
Keywords: | Phát triển Nông thôn |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài Đánh giá hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình sản xuất mãng cầu Xiêm tại xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả tài chính đồng thời xác định và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình mãng cầu Xiêm tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất tại địa phương. Đề tài được thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ với bảng hỏi soạn sẵn trên 40 quan sát mẫu sản xuất mãng cầu Xiêm tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích chỉ tiêu tài chính, phương pháp phân tích thứ bậc AHP và phân tích SWOT. Kết quả cho thấy mô hình có quy mô đất sản xuất mãng cầu Xiêm trung bình 0,7 ha/hộ, mãng cầu Xiêm thu hoạch hai vụ/năm bao gồm vụ thuận và vụ nghịch, tuy nhiên phần lớn nông hộ lựa chọn thu hoạch quanh năm. Năng suất trung bình của mô hình mãng cầu Xiêm đạt 27,95 tấn/ha/năm với giá bán trung bình 9.875 đồng/kg. Doanh thu trung bình đạt 285.203.875 đồng/ha/năm. Lợi nhuận thuần trung bình của mô hình đạt 220.255.164 đồng/ha/năm. Hiệu quả đồng vốn là 3,39 lần. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mãng cầu Xiêm là giá, năng suất và chi phí. Trong đó giá được phân cấp ra yếu tố về chất lượng trái, xây dựng thương hiệu và liên kết sản xuất; năng suất phân cấp ra sử dụng phân hữu cơ, xử lý rải vụ và vệ sinh cây; chi phí được phân cấp ra yếu tố về tập huấn kỹ thuật, bao trái và cơ giới hóa trong sản xuất. Các yếu tố có sự đóng góp quan trọng đến lợi nhuận hộ canh tác mãng cầu Xiêm và có trọng số cao nhất là: thời điểm xử lý ra hoa, xây dựng thương hiệu và sử dụng phân hữu cơ, với trọng số tương ứng là: 0.251; 0.201; 0.160. Các khó khăn chính mô hình gặp phải như tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật hạn chế, thiếu thông tin thị trường, giá cả đầu ra không ổn định. Giải pháp đưa ra cho mô hình là tăng cường hiệu quả các chương trình tập huấn kỹ thuật, quy hoạch vùng chuyên canh mãng cầu Xiêm, đẩy mạnh công tác phát triển thương hiệu mãng cầu Xiêm tại Phụng Hiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác. |
Description: | 75 tr. |
URI: | http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5319 |
Appears in Collections: | Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.21 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.224.45.82 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.