Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5323
Nhan đề: Hiện trạng và giải pháp giảm nghèo cho đồng bào Khmer tại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Nguyễn, Thanh Bình
Nguyễn, Như Quỳnh
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Hiện trạng và giải pháp giảm nghèo cho người Khmer xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm mục đích (1) Phân tích hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ người Khmer trên địa bàn xã Phú Mỹ; (2) Tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương và (3) Nêu lên giải pháp cơ bản để từng bước giảm nghèo bền vững cho hộ nghèo người Khmer tại xã Phú Mỹ. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018 trên cơ sở số liệu bằng phương pháp phỏng vấn hộ nghèo ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng với tổng số 30 hộ. Phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu. Kết quả phân tích nhằm đánh giá hiện trạng sinh kế hộ nghèo và tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo của địa bàn. Số hộ không có đất chiếm tỷ lệ cao, diện tích đất sản xuất lớn nhất chỉ ở 2000 m2 ảnh hưởng lớn đến việc tạo việc làm cũng như thu nhập của hộ. Số người nghèo di cư khá cao, nghề nghiệp thường là làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp. Khả năng tiếp cận vốn vay là mối quan ngại chính, dù có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, nhưng thường nguồn vốn không đáp ứng nhu cầu tài chính của hộ. Về nguồn nhân lực trình độ học vấn của hộ còn tương đối thấp, nhu cầu đào tạo kỹ năng cho người lao động là vấn đề cấp bách. Do vậy người nghèo để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo điều quan trọng nhất là ý chí của mỗi người trong gia đình hộ, tự mình vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào chính sách. Người lao động cần tích cực tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật để nâng cao tay nghề. Những hộ có con cháu nhỏ cần chủ động cho trẻ đến trường, nhằm nâng cao trình độ của hộ và nâng cao vị trí của gia đình của thế hệ trẻ sau này. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa về các nguồn lực tài chính (nguồn vốn vay) và xã hội (tham gia hội đoàn thể) cho bà con.
Mô tả: 70 tr.
Định danh: http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5323
Bộ sưu tập: Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.3 MBAdobe PDF
Your IP: 3.138.120.112


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.