Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5324
Nhan đề: Phân tích hiện trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của việc ứng dụng sản phẩm an toàn sinh học trong sản xuất lúa tại huyện An Phú tỉnh An Giang
Tác giả: Ông, Huỳnh Nguyệt Ánh
Lê, Văn Thật
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Kỹ thuật canh tác lúa theo hướng an toàn sinh học là hướng đi cần thiết hiện nay nhằm giảm thiểu độc hại cho nông sản và môi trường. Phân tích hiện trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của việc ứng dụng sản phẩm an toàn sinh học trong sản xuất lúa tại huyện An Phú tỉnh An Giang được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả tài chính mô hình canh tác lúa an toàn sinh học so với canh tác lúa truyền thống, đề xuất hướng lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật phù hợp theo hướng sản xuất bền vững cho người dân. Nghiên cứu được thực hiện qua việc phỏng vấn 30 hộ canh tác chuyên lúa ở huyện An Phú tỉnh An Giang bằng bảng hỏi soạn sẵn, phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Số liệu thu thập gồm các mùa vụ sản xuất lúa năm 2017. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích chi phí và lợi nhuận, kiểm định T-test, thang đo Linkert, hồi quy đa biến để phân tích số liệu. Kết quả đề tài cho thấy canh tác lúa an toàn sinh học có những cải tiến so với canh tác lúa truyền thống như sử dụng giống lúa mới, mật độ gieo sạ thấp, số lần phun xịt thuốc BVTV giảm. Phân tích hiệu quả tài chính cho thấy mô hình lúa an toàn sinh học đem lại hiệu quả cao hơn so với mô hình lúa truyền thống. Ở vụ Đông Xuân mô hình lúa an toàn sinh học lợi nhuận 21.737.200 đồng/ha, trong lúc mô hình lúa truyền thống là 18.847.000 đồng/ha. Ở vụ Hè Thu mô hình lúa an toàn sinh học lợi nhuận là 18.313.284 đồng/ha, trong lúc mô hình lúa truyền thống là 11.386.111 đồng/ha. Hiệu quả đồng vốn cả năm lúa an toàn sinh học là 1,32 lần và lúa thường là 0,76 lần. Ở mô hình lúa an toàn sinh học, các yếu tố như diện tích đất lúa, chi phí máy móc, sử dụng phân hữu cơ ảnh hưởng đến lợi nhuận hai mùa vụ. ở mô hình canh tác lúa truyền thống, yếu tố kinh nghiệm sản xuất và lượng phân kali cũng ảnh hưởng lợi nhuận hai mùa vụ, số lần phun xịt thuốc và chi phí vật tư ảnh hưởng riêng vụ Đông Xuân, yếu tố chi phí lao động thuê và vay vốn ảnh hưởng riêng vụ Hè Thu. Những khó khăn mà cả hai mô hình gặp phải là giá cả vật tư ngày càng tăng, thiếu thông tin thị trường, giá bán lúa bấp bênh. Đề tài đề ra những giải pháp như tổ chức lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân, định hướng sản xuất phù hợp, sản xuất có ký kết hợp đồng tiêu thụ, nhân rộng mô hình canh tác lúa an toàn sinh học nhằm tăng thu nhập, an toàn chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ khóa: Lúa an toàn sinh học, hiệu quả tài chính, huyện An Phú tỉnh An Giang.
Mô tả: 75 tr.
Định danh: http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5324
Bộ sưu tập: Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.56 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.238.60


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.