Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54449
Title: Nghiên cứu tái sinh một số giống sắn (manihot Esculenta Crantz) thông qua mô sẹo phôi hóa
Authors: Nguyễn, Thị Minh Hồng
Nguyễn, Thị Hoài Thương
Phạm, Bích Ngọc
Chu, Hoàng Hà
Keywords: Cây sắn
Cuống lá non
Đỉnh chồi
FEC (Friable embryogenic callus)
Mảnh lá
Mô sẹo
Phôi soma
Issue Date: 2018
Series/Report no.: Tạp chí Công nghệ Sinh học;Số 01 .- Tr.119-126
Abstract: Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất, có giá trị kinh tế cao về nhiều mặt. Việc hoàn thiện quy trình tái sinh cây sắn phục vụ cho tạo cây sắn chuyển gen ở Việt Nam là một vấn đề rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, sự tái sinh cây sắn ở năm giống sắn canh tác tại Việt Nam: KM 140 (Sl), sắn trắng Nghệ An (S2), sắn đỏ Lạng Sơn (S3), sắn cao sản Hoà Bình (S4), Huay Bong (S5) thông qua mô sẹo phôi hóa từ các nguồn nguyên liệu đỉnh chồi, cuống lá non, mảnh lá đã được tối ưu. Sau 3 tuần nuôi cấy trên nền môi trường MS có bổ sung 10 mg/1 Picloram, mẫu cấy từ đỉnh chồi cảm ứng tạo mô sẹo cao nhất: 90 — 100%. Mô sẹo được chuyển tiếp sang môi trường tối ưu MS có bổ sung 5 mg/1 picloram và 0,2 mg/l IBA cho tỷ lệ tạo FEC đạt 41,1 - 80,4 % sau 8 tuần ở các giống nghiên cứu. Các cụm phôi soma sinh trưởng tốt được chuyến sang môi trường kéo dài chồi MS có bổ sung 0,3 mgd BAP trong 4 tuần. Tỷ lệ tái sinh tạo cây hoàn chỉnh cao nhất ở giống S1 là 61,67%. Ba tuần sau khi chuyển sang môi trường MS, cây con đạt yêu cầu được mang ra huấn luyện ngoài nhà lưới và trồng trong giá thể TN01 - trấu hun với tỷ lệ 6:4 cho tỷ lệ cây sống 95%. Quy trình tái sinh cây sắn thông qua mô sẹo phôi hóa có thể áp dụng phục vụ công tác cải tạo những giống sắn có tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54449
ISSN: 1811-4989
Appears in Collections:Công nghệ sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.71 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.171.136


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.