Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54481
Nhan đề: | Cảm ứng hình thành mô sẹo từ nhánh rong bắp sú (Kappaphycus striatus) Dưới các điều kiện nuôi cấy khác nhau |
Tác giả: | Vũ, Thị Mơ Trần, Văn Huynh Lê, Trọng Nghĩa Hoàng, Thanh Tùng Nguyễn, Ngọc Lâm Dương, Tấn Nhựt |
Từ khoá: | Agar Ánh sáng Chất điều hòa sinh trưởng Kappaphycus striatus Mô sẹo |
Năm xuất bản: | 2018 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Công nghệ Sinh học;Số 02 .- Tr.301-309 |
Tóm tắt: | Rong bắp sú (Kappctphycus striatụs) đang được trồng phổ biến ở một số tỉnh ven biển miền Trung để làm nguồn nguyên liệu chiết xuất carrageenan. Rong bắp sú chủ yếu được nhân giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng và bào tử. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế. Hiện nay, chưa có báo cáo nào về nghiên cứu nhân giống loài này thông qua nuôi cấy mô sẹo. Trong nghiên cứu này, mẫu nhánh rong bắp sú 1 tháng tuổi lưu giữ tại phòng thí nghiệm được sử dụng làm vật liệu để nghiên cứu ảnh hưởng của loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật (NAA và BAP), cường độ ánh sáng, agar ở các nồng độ khác nhau lên quá trình cảm ứng mô sẹo. Sau 2 tháng nuôi cấy, kết quả ghi nhận được cho thấy mẫu nhánh rong nuôi cấy trên môi trường PES không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng cho tỷ lệ hình thành mô sẹo (75,7%) và tỷ lệ sống (77,3%) cao nhất so với mẫu nhánh rong nuôi cấy trên môi trường bỗ sung riêng lẻ hoặc kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Tỷ lệ cảm ứng (67%) và tỷ lệ sống của mô sẹo (77.7%) cũng cao hơn khi được nuôi cấy trên môi trường PES dưới cường độ ánh sáng 5 pmol.m 2:s Ngoài ra, mẫu rong nuôi cấy trên môi trường PES có bổ sung agar ở nòng độ 1,5-2,0% có tỷ lệ cảm ứng (66,7-67%) vả tỷ lệ sống của mô sẹo (63,7-64,3%) cao hơn các nồng độ khác. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ba dạng mô sẹo đã được ghi nhận là mô sẹo dạng sợi màu trắng, mô sẹo dạng sợi màu nâu và mô sẹo cứng. Những mô sẹo có kích thước lớn, dạng sợi có khả năng cảm ứng phát sinh phôi lá nguồn vật liệu ban đầu cho những thí nghiệm tiếp thẹo. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54481 |
ISSN: | 1811-4989 |
Bộ sưu tập: | Công nghệ sinh học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 5.8 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.14.247.9 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.