Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54879
Nhan đề: Công ước La Hay năm 1996 bàn về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trác nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em và khả năng gia nhập của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn, Minh Khuê
Nguyễn, Thị Hà
Từ khoá: Công ước La Hay
Biện pháp bảo vệ trẻ em
Quyền tài phán
Trách nhiệm cha mẹ
Việt Nam
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tòa án Nhân dân;Số 09 .- Tr.21-26
Tóm tắt: Tác giả Nguyễn Minh Khuê - Nguyễn Thị Hà nhận định: Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế gia tăng, các vấn đề về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có yếu tố nước ngoài cần sự chung tay hợp tác của các quốc gia trên thế giới thông qua các điều ước song phương hay đa phương. Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế bảo vệ trẻ em, các Công ước, Nghị định thư về bảo vệ trẻ em thuộc Hội nghị quốc tế La Hay về tư pháp quốc tế là các văn bản pháp lý quan trọng. Từ ngày 10/4/2013, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ “Đẩy mạnh nghiên cứu, từng bước tham gia các Công ước của Hội nghị La Hay” trong đó có Công ước năm 1996 về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em (gọi tắt là Công ước năm 1996). Việc gia nhập Công ước năm 1996 sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên, không chỉ tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em, mà còn giúp giảm thiểu xung đột giữa các quốc gia trong việc xác định thẩm quyền tài phán, luật áp dụng và tăng cường việc công nhận và thực thi các biện pháp bảo vệ người và tài sản của trẻ em trong bối cảnh xuyên biên giới. Trong bài viết này, các tác giả tập trung giới thiệu những nội dung chính của Công ước, đối chiếu với pháp luật Việt Nam và đánh giá khả năng gia nhập Công ước này của Việt Nam trong thời gian tới.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54879
ISSN: 1859-4875
Bộ sưu tập: Tòa án Nhân dân

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.9 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.28.206


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.