Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/56264
Nhan đề: Tìm hiểu hiện trạng khai thác cá kèo giống Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau
Tác giả: Trần, Đắc Định
Nguyễn, Trường Vũ
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thủy sản
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu về hiện trạng khai thác, nguồn lợi cá kèo giống được thực hiện tại khu vực ven biển huyện Ngọc Hiển và Năm Căn tỉnh Cà Mau và huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu từ tháng 8-2020 đến tháng 11-2020. Số liệu được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 15 hộ khai thác cá kèo giống trên mỗi địa bàn nghiên cứu. Ngư cụ khai thác cá kèo giống là lưới đáy ở Cà Mau có chiều dài, chiều rộng và kích thước mắt lưới lần lượt là 21,53±4,32 m, 6,4±1,14 m và 1 mm; ở Bạc Liêu có chiều dài, chiều rộng và kích thước mắt lưới lần lượt là 44,67±10,87 m, 11,8±4,43 m và 1 mm. Ở Cà Mau độ sâu khai thác là 4,1467±1,44 m và khoảng cách xa bờ là 22,33±7,5 m; ở Bạc Liêu độ sâu khai thác cá kèo giống trung bình là 8,767±4,46 m và khoảng cách xa bờ là 29±25,11 m. Cá kèo giống xuất hiện quanh năm, sản lượng khai thác nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 ở cả Cà Mau và Bạc Liêu. Sản lượng giống khai thác được ở Bạc Liêu cao hơn ở Cà Mau tại khu vực khảo sát. Tổng thu nhập của ngư dân khai thác cá kèo giống tỉnh Cà Mau bình quân là 163.244±74568,63 ngàn đồng/ hộ/ ngày và ở Bạc Liêu là 729.500±467.376,23 ngàn đồng/ hộ/ ngày.
Mô tả: 13tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/56264
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
600.8 kBAdobe PDF
Your IP: 3.137.183.57


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.