Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5724
Nhan đề: ỨNG DỤNG SO MÀU LÁ LÚA BẰNG MÃ QR TRÊN ANDROID
Tác giả: Nguyễn, Tí Hon
Võ, Thị Yến Nhi
Từ khoá: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Bón phân theo màu lá lúa dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu cầu đạm trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông. Sử dụng bảng so màu lá lúa góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây, đồng thời giảm tác hại đến môi trường do không có lượng đạm dư thừa trong đất và nguồn nước. Hiện tại chưa có thư viện ảnh màu lá lúa cho các thư viện máy học, việc sưu tập dữ liệu tốn rất nhiều thời gian và công sức (do cần phải tìm được tình trạng lúa tương ứng sáu thang màu). Mục tiêu của việc nghiên cứu là xác định được lượng đạm cần bón cho lúa trên một công ruộng, qui ước mỗi màu lá lúa trong bảng so màu lá lúa là một giá trị, sau đó tạo mã vạch (QR) tương ứng với giá trị đó và in lên phía trên bảng so màu lá lúa, sau đó chọn lá lúa cần kiểm tra đem so vào bảng so màu và quét mã vạch (QR) tương ứng, sau khi quét hết số lá lúa cần kiểm tra thì tính trung bình để đưa ra tình trạng lúa cũng như cách bón phân thích hợp và hiệu quả. Kết quả sau khi quét và tính trung bình cho thấy tính hiệu quả trong việc chẩn đoán tình trạng lúa cũng như lượng phân cần bón (lúa từ 20-25 ngày sau sạ bón từ 4- 6kg ure/công cho vụ hè thu, 6-8kg ure/công cho vụ đông xuân, còn lúa từ 40-45 ngày sau sạ bón 4-6kg ure/công cho vụ hè thu, 5-7kg ure/công cho vụ đông xuân.
Mô tả: 59 tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5724
Bộ sưu tập: Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.97 MBAdobe PDF
Your IP: 3.135.207.204


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.