Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58130
Nhan đề: Phát triển Công nghiệp chế biến nâng cao giá trị gia tăng của nông sản ở Tây Nguyên
Tác giả: Phạm, Hùng
Từ khoá: Phát triển Công nghiệp chế biến
Nâng cao giá trị gia tăng
Nông sản ở Tây Nguyên
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Sinh hoạt lý luận;Số 02 .- Tr.67-70
Tóm tắt: Tây Nguyên là một trong 7 vùng nông nghiệp sinh thái lớn của cả nước, có 2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp vả 3,2 triệu ha đất lâm nghiệp. Diện tích đất bazan Tây Nguyên chiếm 74,25% diện tích đất bazan của cả nước (hơn 2 triệu ha), có 2,25 triệu ha rừng tự nhiên, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều...; cây dược liệu quí; phát triển chăn nuôi qui mô lớn, phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Để sự liên kết, hợp tác có hiệu quả, bền vững, nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là “đầu môi” tác động, hỗ trợ trên nhiều phương diện; tạo hành lang pháp lý, môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách đối với hộ nông dân nghèo, giải quyết các tranh châp xảy ra giữa các bên tham gia liên kết... Có thể khẳng định, để sự liên kết, hợp tác sản xuất - chế biến - tiêu thụ có hiệu quả, ngoài vai trò chủ động, sáng tạo của hộ nông dân và doanh nghiệp, nhà nước là người giữ vai trò quyết định, là “Tư lệnh” bảo đảm cho thành công và phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản chủ lực vùng Tây Nguyên trên thị trường thế giới.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58130
ISSN: 0868-3247
Bộ sưu tập: Sinh hoạt lý luận

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.09 MBAdobe PDF
Your IP: 13.59.48.161


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.