Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58141
Title: Đặc điểm thảm thực vật trên các sinh cảnh sống của Voọc bạc đông dương (Trachypithecus germaini) tại núi đá vôi chùa Hang huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang
Authors: Le, Hong Thia
Hoang, Minh Duc
Covert, Herbert
Keywords: Trachypithecus germaini
Voọc bạc đông dương
Núi đá vôi
Thành phần loài
Thảm thực vật
Issue Date: 2019
Series/Report no.: Tạp chí Sinh học;Số 01 .- Tr.53-67
Abstract: Voọc bạc đông dương ( Trachypithecus germaini ) là loài khi ăn lá, được ghi nhận phân bố chủ yếu tại các núi đá vôi huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Trong nghiên cứu này, đặc điểm của thảm thực vật trong bốn sinh cành: Vách núi, sườn núi, đinh núi và rừng ngập mặn ở chân núi, có liên quan đến hoạt động ăn của T. germaini ở khu vực núi đá vôi chùa Hang, huyện Kiên Lương, tinh Kiên Giang được phân tích. Kết quả nghiên cứu xác nhận có 185 loài thực vật thuộc 61 họ phân bố trong các sinh cảnh, trong đó có 60 loài được T. germaini sử dụng làm thức ăn. Các loài thực vật được Voọc lựa chọn ăn phân bố nhiều nhất ở sinh cảnh vách núi, với 41 loài, còn sinh cảnh sườn núi, đỉnh núi và rừng ngập mặn với số loài tương ứng 31, 24 và 4 loài. Trong các sinh cảnh được khảo sát, sườn núi có mức độ đa dạng về thành phần loài cao nhất, với D = 0,45 (D: chỉ số Simpson) và d = 20,0 (d: chỉ số Margalef); sinh cảnh vách núi có số loài được Voọc sử dụng làm thức ăn chiếm nhiều nhất, khoảng 67%; ba sinh cảnh vách núi, sườn núi và đỉnh núi có mức độ tương đồng cao về thành phần loài, chỉ số tương đồng SI = 0,47-0,56). Kết quả nghiên cứu cũng xác định có 15 loài thực vật Voọc lựa chọn làm thức ăn phân bố trên cả 3 sinh cảnh vách núi, sườn núi và đỉnh núi; trong số này 4 loài, gồm phèn đen (Phyllathus reticulatus Poir), da lâm vồ (Ficus rumphii Blume) duối ô rô (Streblus ilicifolia (Kurz) Corn.), và dây vác (Cayratia trifolia L.), được chọn ăn trong suốt 12 tháng trong năm. Đây là những thông tin quan trọng về sinh thái dinh dưỡng của T. germaini, làm cơ sở cho công tác bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58141
ISSN: 0866-7160
Appears in Collections:Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
6.06 MBAdobe PDF
Your IP: 3.22.217.176


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.