Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5878
Nhan đề: | Ảnh hưởng của chất bổ sung (cám và củ khoai) và thời gian bảo quản đến chất lượng của dây khoai lang ủ chua |
Tác giả: | Hồ, Thanh Thâm Phạm, Hồng Nhân |
Từ khoá: | Hóa học |
Năm xuất bản: | 2018 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất bổ sung và thời gian bảo quản đến chất lượng của dây khoai lang ủ chua. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thừa số 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là các chất bổ sung khác nhau (cám và củ khoai). Nhân tố thứ 2 là thời gian bảo quản (0, 1 và 2 tháng bảo quản). Các yếu tố cảm quan (màu, mùi và sự xuất hiện của nấm mốc) cũng được đánh giá. Các chỉ tiêu phân tích gồm có vật chất khô (DM), đạm thô (CP), béo thô (EE), khoáng tổng số (Ash), xơ thô (CF), xơ acid (ADF) và xơ trung tính (NDF). Thí nghiệm được đánh giá qua 2 tháng bảo quản. Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy các túi ủ không có sự xuất hiện của nấm mốc, màu sắc và mùi đạt yêu cầu của mẻ ủ chua. Giá trị pH cao nhất ở nghiệm thức Đối chứng (4,8) khác biệt so với mẻ ủ bổ sung Cám (4,63) và Củ khoai lang (4,61). Giá trị pH giữa các thời gian bảo quản có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giá trị pH cao nhất ở tháng 0 (5,33) có sự khác biệt với tháng 1 (4,39) và tháng 2 (4,32). Hàm lượng DM giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê, cao nhất ở mẻ ủ bổ sung Cám (39,57%), kế đến là Đối chứng (35,09%) và Củ khoai lang (34,12%). Như vậy, nghiệm thức với chất bổ sung là Cám, Củ khoai đạt yêu cầu của một mẻ ủ chua và có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. |
Mô tả: | 46tr |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5878 |
Bộ sưu tập: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 1.36 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.139.69.138 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.