Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58989
Nhan đề: Kết quả xây dụng mô hình quản lý tổng hợp bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su (Hevea brasiliensis) ở vùng Đông Nam Bộ
Tác giả: Đàm, Văn Toàn
Phạm, Quang Thu
Từ khoá: Cây cao su
Hevea brasiliensis
Phytophthora
Bệnh rụng lá mùa mưa
Quản lý bệnh tổng hợp
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Số 360 .- Tr.49-55
Tóm tắt: Các loài nấm thuộc chi Phytophthora gây hại và làm giảm đáng kể năng suất của nhiều loài cây trồng. Trên cây cao su các loài nấm thuộc chi Phytophthora là tác nhân gây ra nhiều bệnh như bệnh loét sọc mặt cạo loét thân, thối trái và nhất !à bệnh rụng lá mùa mưa. Kết quả xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su ở vùng Đông Nam bộ cho thấy: thu gom và sử dụng chế phẩm sinh học BIMA có chứa Trichoderma xử lý tàn dư lá rụng, cỏ dại, bón phân cần đối bổ sung thêm phân chuồng 10 tấn/ha có trọn chế phẩm sinh học, phun thuốc hóa học Agritos 400 nồng độ 10,0 pg/ml 1 năm 2 đợt sau khi cây cao su ra lá sinh lý (tháng 2, 3) và trước mùa mưa (tháng 5) đã góp phần: (1) Nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su đạt 70,6%, mức độ bị hại bệnh rụng lá mùa mưa trong mô hình là 6, 6% (bị hại rất nhẹ) so với mô hình đối chứng ở mức độ hại vừa; (2) Làm tăng năng suất mủ cao su trong mô hình lên rõ rệt, đạt 7.229 kg mủ nước/ha/năm, năng suất mủ tăng so với đối chứng là 18,91%; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế, lãi thuần đạt 25,5 triệu đồng/ha/năm cao hơn so với ngoài mô hình là 22,9 triệu đồng/ha/năm thu nhập tăng 10,2%.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58989
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.89 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.192.250


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.