Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58995
Nhan đề: Một số đặc tính hóa lý của tinh bột Carboxymethyl tổng hợp từ tinh bột hạt mít
Tác giả: Lê, Thị Hồng Thúy
Nguyễn, Thanh Tùng
Nguyễn, Văn Khôi
Vũ, Thị Hường
Nguyễn, Thị Anh Thơ
Nguyễn, Thị Lương
Từ khoá: Axit monocloaxetic
Carboxymethyl
Hạt mít
Tinh bột
Tinh bột biến tính
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Số 360 .- Tr.75-80
Tóm tắt: Tinh bột hạt mít (JS) được tách và thu hồi với hiệu suất 27,11% tính theo khối lượng tươi của hạt sau khi đã loại sạch các lớp vỏ. Tinh bột carboxymethyl (CMS) được tổng hợp nhờ phản ứng giữa JS với natri hydroxit và axit monochloroacetic ở 50C trong 2 giờ. Sản phẩrn CMS có độ thế (DS) 0,67. Độ hóa tan, độ trương nở độ nhớt, hình thái học bề mặt - SEM, cấu trúc hóa học - FT1R, cấu trúc hạt - XRD của JS và CMS đã được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ tăng thì hai loại tinh bột có độ trương nở và độ hòa tan tăng, trong khi độ nhớt lại giảm dần. Ảnh SEM của các hạt CMS cho thấy sự xuất hiện các vết rạn nứt nhẹ trên bề mặt so với các hạt JS do xảy ra phản ứng carboxymethyl; kích thước hạt tinh bột trung bình của CMS dao động từ 13,74 đến 20,22 µm lớn hơn các hạt JS (5,8 - 12,6 µm); phổ FTIR của CMS xuất hiện dải hấp thụ ở bước sóng 1636,43 cm⁻¹ ứng với dao động của nhóm -C=0 trong CMS. Kết quả do XRD cho biết phản ứng carboxymethyl hóa tinh bột hạt mít diễn ra chủ yếu ở vùng vô định hình với sự tham gia của amylose còn amylopectin chưa phản ứng.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58995
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.22 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.192.113


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.